Theo Công văn số 233/KH-UBND ngày 6/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận, đến nay, huyện Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong giai đoạn đầu tư, xây dựng phát triển để lập Đề án thành lập quận, phường.
Theo Công văn số 233/KH-UBND ngày 6/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận, đến nay, huyện Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong giai đoạn đầu tư, xây dựng phát triển để lập Đề án thành lập quận, phường.
Các địa điểm tại địa chỉ này (1)
159, Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội
Người đi xe máy qua đoạn này phải che mặt mũi dù đã đeo khẩu trang. Xe tải, xe hơi, xe chở đất, ximăng cày nát mặt đường kéo theo lớp bụi dày.
VUS tự hào trở thành đơn vị đào tạo Anh ngữ đạt tiêu chuẩn toàn cầu được công nhận bởi NEAS, tổ chức độc lập quản lý chất lượng các trung tâm giảng dạy Anh ngữ quốc tế. Suốt 25 năm qua, chứng nhận Chất lượng NEAS đã xác nhận tiêu chuẩn cho nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Anh hàng đầu thế giới. Một đơn vị giáo dục đạt chuẩn NEAS cần phải sở hữu những tiêu chí quốc tế:
Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) là đơn vị đào tạo tiếng Anh chuyên nghiệp quy mô lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước. Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ có chương trình đào tạo phong phú, được xây dựng trên cơ sở chương trình liên kết đào tạo với The City University of New York (Đại học CUNY), trường Đại học công lập quy mô lớn thứ 3 tại Hoa Kỳ với 23 trường trực thuộc, 1400 chương trình đào tạo và trên 450.000 học viên.
Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS) luôn có 30.000 học viên thường xuyên theo học, với 10 cơ sở phân bố ở các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thuận lợi cho học viên trong việc lựa chọn các địa điểm học. Hệ thống cũng là đơn vị có số lượng giáo viên đông đảo với trên 700 giáo viên nước ngoài và Việt Nam. Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ là đơn vị giảng dạy tiếng Anh đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo tiếng Anh và nhiều giải thưởng cao quý khác như: Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Giáo dục - Đào tạo, Danh hiệu Siêu cúp Thương hiệu mạnh và Phát triển bền vững, Cúp vàng ISO… Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng, uy tín của nhà trường đối với học viên cũng như đối với các bậc phụ huynh.
Sáng 7/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí để lên quận, đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hai địa phương đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện đề án thành lập quận. Đề án sau đó sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Đối với các huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng, cả 3 huyện đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số để thành lập quận. Tuy nhiên, các địa phương này chưa đạt tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân báo cáo tại cuộc họp (Ảnh: HNM).
Về khó khăn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết theo quy định, phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị. Trong khi đó, thành phố chưa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng vẫn còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị.
Trong đó, huyện Đan Phượng là đơn vị khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện. Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách.
Đề án thành lập quận Đông Anh đã được HĐND TP Hà Nội thông qua vào tháng 7/2023 (Ảnh: Mạnh Quân).
Thời gian tới, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm được đề nghị phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ đề án, làm việc với các bộ, ngành trung ương thẩm định; phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Trong khi đó, huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án thuộc đối tượng đạt tiêu chí.
Hà Nội đặt mục tiêu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt Đề án thành lập quận đối với huyện Thanh Trì vào quý II/2025 và huyện Hoài Đức vào quý III/2025.
Đối với huyện Đan Phượng, địa phương chủ động phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thực hiện giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án.
Phấn đấu đưa Đông Anh và Gia Lâm lên quận năm 2024
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên trong Ban Chỉ đạo xác định việc phát triển huyện thành quận cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, thành phố đã tạo cơ chế, chính sách đầy đủ để các huyện có cơ hội hoàn thiện các bộ tiêu chí huyện thành quận, đồng thời quyết tâm đưa 5 huyện hoàn thành chương trình nông thôn mới nâng cao bằng những chính sách cụ thể.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh thành phố phấn đấu đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận trong năm 2024 (Ảnh: HNM).
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Chỉ đạo cập nhật các quan điểm mới, xác định quy trình chuẩn trong thiết lập hồ sơ, bảo đảm thuyết trình đầy đủ, thuyết phục trình cấp có thẩm quyền.
Đồng thời, UBND TP Hà Nội cần phối hợp với các bộ, ngành thống nhất một số quan điểm trước khi hồ sơ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo, khẳng định quan điểm của thành phố khi triển khai xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận nhằm thay đổi một cách thực chất về cơ sở vật chất, đời sống người dân ở tất cả các mặt.
"Đây là cơ hội rất tốt cho Hà Nội nhằm thay đổi tư duy về triết lý phát triển đô thị, phát triển thủ đô", ông Thanh nhấn mạnh và cho biết thành phố phấn đấu ít nhất đến cuối năm 2024, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm được công nhận là quận.
Năm 2025, thành phố tập trung đưa huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức thành quận.
Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp cơ quan chuyên môn của các bộ, cơ quan trung ương để chủ động giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện cho các huyện hoàn thành các tiêu chí và thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Hàng loạt các loại hình bất động sản từ nhà riêng, nhà phố, nhà mặt tiền, đất nền, dự án, biệt thự, căn hộ chung cư... đều trở thành tiêu điểm chú ý của bất động sản huyện Gia Lâm. Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Đông Anh, Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong các tiêu chí để trở thành quận
Theo Công văn số 233/KH-UBND ngày 6/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận, đến nay, huyện Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong giai đoạn đầu tư, xây dựng phát triển để lập Đề án thành lập quận, phường. 2/3 huyện còn lại đang trong thời điểm rà soát, đánh giá và công nhận trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường.
Về lộ trình cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố yêu cầu huyện Đông Anh, Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ Đề án và làm việc với các bộ, ngành Trung ương thẩm định, phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận của hai huyện vào quý IV/2024 hoặc quý I/2025.
Với các huyện Thanh Trì và Hoài Đức, cần chủ động phối hợp với các sở, ngành, cung cấp hồ sơ, số liệu phục vụ công tác đánh giá tiêu chí; xây dựng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, trong đó ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư xây dựng các công trình, dự án đảm bảo hoàn thành tiêu chí.
Theo đó, huyện Thanh Trì và Hoài Đức phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý IV/2025. Đối với huyện Đan Phượng, tiếp tục rà soát tình hình thực hiện Đề án, đánh giá các tiêu chí, xây dựng giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành Đề án; bám sát các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; báo cáo Ban Chỉ đạo của thành phố về lộ trình và chủ động đề xuất phương án, dự kiến thời gian lập hồ sơ, Đề án thành lập quận của huyện.
Làm rõ thêm thông tin, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hiện hai huyện đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt.
Về nhóm tiêu chuẩn “Diện tích tự nhiên” và “Quy mô dân số”, cả ba huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng đều đạt tiêu chí thành lập quận. Tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường cả ba huyện đều chưa đạt. Nhóm tiêu chuẩn “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả ba huyện đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc đưa 5 huyện thành quận là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong chiến lược phát triển Thủ đô những năm tới, nhằm thay đổi một cách thực chất về cơ sở vật chất, đời sống người dân được thụ hưởng ở tất cả các mặt. Tuy nhiên, việc phát triển huyện thành quận cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Song thực tế cho thấy, hầu hết các huyện phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện trở thành quận, xã trở thành phường đều còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân thông tin thêm, hiện thành phố Hà Nội chưa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị. Bên cạnh đó, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng vẫn còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị. Trong đó, huyện Đan Phượng là địa phương khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện. Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có những chỉ đạo cụ thể đến các sở, ngành và địa phương liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Điển hình như, đối với các nội dung, quy trình để hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập quận, phường của huyện Đông Anh và Gia Lâm, xây dựng quy trình, hướng dẫn trình tự, thủ tục về xây dựng Đề án thành lập quận và các nội dung liên quan đến hồ sơ đầy đủ của Đề án trình duyệt theo quy định; tham mưu tổ chức buổi làm việc của UBND thành phố với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan để xin ý kiến nếu có khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ, thực hiện quy trình, thủ tục trình Chính phủ quyết định phê duyệt việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đảm bảo việc thành lập quận của các huyện và các phường thuộc quận phù hợp quy hoạch; tham mưu thành phố việc thực hiện phân loại đô thị, rà soát tiêu chí phân loại đô thị; lập, hoàn thiện báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc các huyện trình phê duyệt, công nhận.
Về công tác tổ chức rà soát đánh giá các tiêu chí để triển khai xây dựng Đề án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt và thực hiện các quy trình, thủ tục đề nghị thành lập quận các huyện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành tham mưu UBND thành phố có văn bản xin ý kiến thống nhất của các cơ quan Trung ương cho phép trình Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường và Đề án thành lập quận, phường của các huyện dự kiến thành lập quận song song với việc trình Quy hoạch phân khu đô thị.
Đồng thời, thành phố tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tính đặc thù của thành phố Hà Nội đối với chỉ tiêu tự cân đối thu - chi ngân sách cấp xã khi các huyện hoàn thành đề án thành lập quận và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Các sở, ngành phối hợp với các huyện lập Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc các huyện trình phê duyệt, công nhận và xây dựng dự thảo Đề án thành lập quận, phường.
Ngoài ra, UBND 5 huyện cần rà soát về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, trường hợp chưa đủ điều kiện, triển khai phương án để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã (thị trấn) để thành lập các đơn vị hành chính phường trong Đề án thành lập quận của các huyện, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 và các nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các sở, ngành và các địa phương định kỳ, báo cáo tình hình thực hiện Đề án, các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện Đề án về UBND thành phố để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ.
Trong những năm qua, Công ty CP Nhật Dương đã tham gia khoảng hơn 90 gói thầu, trúng hơn 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều gói thầu đầu tư công doanh nghiệp này trúng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đều "sát giá".
Vừa qua, tại một số phiên họp của Quốc hội, đưa ý kiến góp ý về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) có ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả tiết kiệm ngân sách nhà nước. Bởi lẽ, trong thực tế có những trường hợp có những gói thầu giá trị cao nhưng khi công bố kết quả trúng thầu, tỷ lệ giảm giá rất thấp.
Ở một số địa phương, có tình trạng mỗi lần nhà thầu “quen mặt” tham gia đều trúng, ở các gói thầu này tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách không cao. Vì vậy, cần phải xem lại quy trình, thủ tục, việc đăng ký, tổ chức đấu thầu để đạt hiệu quả tiết giảm cho ngân sách nhà nước.
Qua rà soát hoạt động đấu thầu tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm có nhiều gói thầu đang có tình trạng tương tự nêu trên.
Trường hợp trúng thầu của Công ty cổ phần Nhật Dương có địa chỉ tại số 10 ngách 47 ngõ 108 đường Trần Phú, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội do ông Bạch Nhật Long là người đại diện theo pháp luật là một ví dụ điển hình.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Nhật Dương có vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 10 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Bạch Nhật Long, Bạch Nhật Thanh, Nguyễn Công Khương.
Dữ liệu đấu thầu thể hiện, Công ty CP Nhật Dương đã trúng khoảng hơn 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này lên tới hơn 1000 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu Doanh nghiệp này trúng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước ở mức thấp.
Ngày 28.12.2023, ông Nguyễn Minh An – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Bắc Từ Liêm đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 14: Toàn bộ phần xây lắp và mua sắm, lắp đặt thiết bị công trình Dự án Xây dựng trụ sở làm việc phường Xuân Tảo.
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh phụ, giá trúng thầu là 36.223.184.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 36.255.950.844 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 32.766.844 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,09%) cho ngân sách nhà nước.
Ngày 26.10.2022, ông Nguyễn Minh An – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quân Bắc Từ Liêm đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 9: Thi công xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị công trình thuộc dự án Xây dựng trường mầm non Xuân Đỉnh C, tổ dân phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh.
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh phụ, giá trúng thầu là 85.686.872.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 86.112.967.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 426.095.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,04%) cho ngân sách nhà nước.
Ngày 21.12.2021, ông Nguyễn Minh An – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Bắc Từ Liêm đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 13: thi công xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị công trình thuộc dự án Xây dựng Trung tâm Văn hoá thể thao phường Xuân Tảo.
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh phụ, giá trúng thầu là 24.891.298.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 24.965.358.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 74.060.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,2%) cho ngân sách nhà nước.
Ngày 27.12.2021, ông Nguyễn Minh An – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Bắc Từ Liêm đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 04: Thi công xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị công trình thuộc dự án Mở rộng THCS Minh Khai.
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh phụ, giá trúng thầu là 75.383.726.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 75.465.689.527 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 81.963.527 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,1%) cho ngân sách nhà nước.
Ngày 23.11.2020, ông Ngô Ngọc Vân, thời điểm giữ chức vụ Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Bắc Từ Liêm đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 4: toàn bộ phần xây lắp và thiết bị thuộc dự án: Tu bổ, tôn tạo đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh chính, giá trúng thầu là 17.190.254.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 17.274.328.083 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 84.074.083 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,4%) cho ngân sách nhà nước.
Ngày 6.7.2020, ông Ngô Ngọc Vân – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Bắc Từ Liêm đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 05: Thi công xây dựng + mua sắm, lắp đặt thiết bị công trình: Bảo dưỡng và lắp đặt bổ sung hệ thông phòng cháy chữa cháy các trường: THCS Liên Mạc, Đông Ngạc, Thượng Cát, Tây Tựu và trường Mầm Non Tây Tựu (Cơ sở 3).
Công ty CP Nhật Dương trúng gói thầu với vai trò liên danh chính, giá trúng thầu là 10.588.809.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 10.612.398.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 23.589.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,2%) cho ngân sách nhà nước.
* Báo điện tử Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực hiện các gói thầu, cũng như chất lượng của từng gói thầu của Công ty Nhật Dương đến bạn đọc và cử tri cả nước.
Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án, trình các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập các quận và các phường thuộc quận đối với 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí thành lập quận, phường, làm cơ sở triển khai lập Đề án thành lập quận, phường, thực hiện các quy trình, thủ tục để trình các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập các quận và các phường thuộc quận đối với 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng.