Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Của Đảng Bộ Cơ Sở

Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Của Đảng Bộ Cơ Sở

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

QĐ Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024

Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024

QĐ Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công năm 2024

Quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng

Ngày 04/11/2022, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 79/2022/TT-BQP quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Thông tư này quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; trường hợp cần sử dụng biểu mẫu khác trong xử lý vi phạm hành chính mà Thông tư này không quy định thì thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thông tư này áp dụng đối với người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2022 và thay thế Thông tư số 78/2019/TT-BQP ngày 11/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (thông tin chi tiết xem File đính kèm!).

Một số quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo

(Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC  ngày 25/12/2008 của Bộ Công an-Viện kiểm sát nhân dân- Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử  dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo; Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng  cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

I. Giải thích từ ngữ  (Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ và mục I phần I Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC)

1.  Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

- Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ;

- Thuốc pháo hoa là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo hoa, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và hiệu ứng ánh sáng màu sắc nhưng không gây ra tiếng nổ.

3. Sử dụng trái phép pháo nổ, bao gồm: đốt, ném, đập, phóng, phụt hoặc dùng bất cứ hình thức nào khác gây nổ pháo (gọi là hành vi đốt pháo nổ).

II. Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo (Điều 4 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ)

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.

3. Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.

4. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.

5. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.

6. Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.

III. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo (Điều 5 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ)

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

IV. Sử dụng pháo hoa (Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ)

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

V. Trách nhiệm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo; (Điểm d, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với  hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép (điểm a khoản 3, điểm a khoản 7; điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng  và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép ( điểm i khoản 3, điểm  a khoản 7 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng , tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi  vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo  (điểm e khoản 4, điểm khoản 7; điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. (điểm c khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).

VI. Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đốt pháo nổ

1. Theo quy định tại Khoản 1, mục II Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC và khoản 1, Điều 318 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

- Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

- Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

- Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

- Đốt pháo nổ với số lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Theo quy định tại Khoản 2, mục II Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC và Khoản 2, Điều 318 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Đã bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng” theo mục 1 Phần VI nêu trên;

- Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

- Cản trở, hành hung người can ngăn (gồm người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ);

- Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra. Ví dụ: Nếu đốt pháo nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác đến mức phải xử lý hình sự thì vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) , vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

VII. Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, thuốc pháo

1. Theo quy định tại Khoản 1, mục III Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC và Điều 305 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ”. Cụ thể như sau:

“Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ nếu không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. (điểm c khoản 1 và  điểm a khoản 5 Điều 190)

- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 nămđối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng (điểm g khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều  190).

-  Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên; Đối với pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm (điểm c khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 190).

Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.(khoản 4 và điểm d, đ khoản 5 Điều 190)

3. Đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nếu không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cụ thể:

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (điểm c khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 191).

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (điểm g khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 191).

- Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ pháo nổ từ 120 kilôgam trở lên sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; Pháp nhân thương mại có cùng hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng (điểm c khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 191).

Lưu ý: Ngoài mức phạt nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn..(khoản 4 và điểm d, đ khoản 5 Điều 191).

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày  12    tháng  9   năm 2019

Ban hành quy chế quản lý hoạt động của Hệ thống giám sát

và Điều phối giao thông hàng hải Quy Nhơn

CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 2818/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Thông tư số 31/2016/TT-BGTVT ngày 31/10/2016 của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Hàng hải;

Xét đề nghị của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tại Tờ trình số 511/CVHHQNh-PC ngày 12/7/2019  về việc Thông báo đưa vào khai thác, sử dụng và ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải Quy Nhơn;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Pháp chế.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý hoạt động của Hệ thống Giám sát và Điều phối giao thông hàng hải Quy Nhơn”.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2019.

1. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy  Nhơn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các Phòng liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, Giám đốc Trung tâm PHTKCN hàng hải khu vực II, Giám đốc Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoa tiêu khu vực VII  và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

- Công ty bảo đảm ATHH Nam Trung bộ;

QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU PHỐI GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUY NHƠN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1406./QĐ-CHHVN

ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Cục Hàng hải Việt Nam)

Quy chế  này quy định về quản lý hoạt động của hệ thống Giám sát và Điều phối giao thông Hàng hải Quy Nhơn (sau đây gọi tắt là Hệ thống VTS Quy Nhơn), bao gồm các quy định về: quản lý, vận hành, khai thác, duy tu và bảo dưỡng Hệ thống VTS Quy Nhơn.

a) Tàu thuyền Việt Nam có trang bị AIS và VHF theo quy định, tàu thuyền nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này, trong vùng hoạt động của Hệ thống VTS Quy Nhơn;

b) Tổ chức cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác, duy tu và bảo dưỡng Hệ thống VTS Quy Nhơn.

2. Tàu cá Việt Nam, tàu công vụ và tàu quân sự đang làm nhiệm vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

3. Tàu thuyền không thuộc đối tượng tại Điểm a Khoản 1 Điều này, khi hoạt động hoặc di chuyển qua vùng vùng hoạt động của Hệ thống VTS Quy Nhơn có thể liên lạc với Hệ thống VTS Quy Nhơn để được chỉ dẫn hàng hải cần thiết.

Điều 3. Chức năng của Hệ thống VTS Quy Nhơn

Hệ thống VTS Quy Nhơn có các chức năng như sau:

đ) Hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu nạn trong vùng nước cảng biển và vùng biển trong Vùng VTS Quy Nhơn;

Điều 4. Vùng hoạt động Hệ thống VTS Quy Nhơn

1. Vùng hoạt động của Hệ thống VTS Quy Nhơn (sau đây gọi tắt là Vùng VTS Quy Nhơn) có ranh giới được xác định theo hệ tọa độ VN-2000, như sau:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm QN1, QN2 và QN3, QN4 có toạ độ sau đây:

QN1: 13045’16” N, 109017’08” E ;

QN2: 13041’10” N, 109017’08” E);

QN3: 13041’10” N, 109014’59” E ;

QN4: 13041’19” N, 109013’51” E;

b) Ranh giới về phía đất liền: được giới hạn từ điểm QN4 chạy dọc theo bờ biển về phía Bắc đến điểm QN5 có tọa độ: 13048’16” N, 109013’35” E, nối tiếp đến điểm QN6 có tọa độ: 13048’40” N, 109015’05” E và chạy dọc theo bờ biển bán đảo Phước Mai đến điểm QN1 .

2. Bình đồ chi tiết vùng VTS Quy Nhơn tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2  kèm theo Quy chế này.

Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước của Hệ thống VTS Quy Nhơn .

1.  Cơ quan quản lý Hệ thống VTS Quy Nhơn: Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn.

2. Trung tâm điều hành Hệ thống VTS Quy Nhơn (Sau đây gọi tắt là Trung tâm VTS Quy Nhơn) đặt tại Trụ sở Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn.

Địa chỉ : 1 Phan Chu Trinh, thành phố Quy Nhơn.

Tên gọi: Trung tâm VTS Quy Nhơn.

Email: [email protected], [email protected]

Điều 6. Quản lý vận hành, khai thác, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống VTS Quy Nhơn.

Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn có trách nhiệm:

1. Bố trí đầy đủ nhân sự quản lý vận hành, khai thác, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống VTS Quy Nhơn, bảo đảm chế độ trực 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần.

2. Lập quy trình, kế hoạch bảo trì và tổ chức thực hiện bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống VTS Quy Nhơn thseo quy định của pháp luật và theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị, bảo đảm Hệ thống luôn hoạt động hiệu quả, an toàn.

Điều 7. Chế độ thông tin liên lạc

Tàu thuyền quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế này hoạt động trong Vùng VTS Quy Nhơn phải duy trì trực VHF liên tục 24/24 và liên lạc với Trung tâm VTS Quy Nhơn thông qua các kênh liên lạc sau:

a) Kênh VHF trực chung: Kênh 16;

b) Kênh VHF làm việc: Kênh 12;

c) Trường hợp khẩn cấp hoặc sự cố, kênh liên lạc do Trung tâm VTS Quy Nhơn chỉ định.

Điều 8. Ngôn ngữ và thời gian liên lạc trên VHF

a) Tiếng Anh đối với tàu thuyền nước ngoài. Trường hợp thuyền trưởng hoặc người được chỉ định liên lạc là người Việt Nam thì ngôn ngữ liên lạc là tiếng Việt;

b) Tiếng Việt đối với tàu thuyền Việt Nam. Trường hợp thuyền trưởng là người nước ngoài thì ngôn ngữ liên lạc là tiếng Anh.

Điều 9. Sử dụng phương tiện thông tin liên lạc.

Điều 10. Cung cấp thông tin cho tàu thuyền.

Trung tâm VTS Quy Nhơn có trách nhiệm cung cấp thông tin dưới đây cho tàu thuyền khi có yêu cầu:

1. Kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn;

3. Thông tin cầu cảng, bến cảng, tuyến và cảng đến/vị trí neo/phao neo buộc tàu liên quan;

5. Điều kiện khí tượng thủy văn (nếu có);

6. Tình trạng khu vực tàu hoạt động, khu vực tàu sẽ hành trình đến;

7. Đặc điểm, độ sâu, chiều cao tĩnh không khu vực tàu hoạt động;

8. Khu vực thi công, công trình giao cắt tuyến luồng;

9. Thông tin liên quan đến tuyến luồng hàng hải, khu neo đậu, chuyển tải, khu vực giới hạn tốc độ, các nút giao thông quan trọng;

10. Các hỗ trợ tiếp nhận/ truyền phát thông tin khác.

Tàu thuyền khi đến các vị trí dưới đây có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm VTS Quy Nhơn nội dung theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.

Điều 12. Chế độ và nội dung báo cáo của tàu thuyền

Tàu thuyền đến, rời và hoạt động trong Vùng VTS Quy Nhơn có trách nhiệm báo cáo Trung tâm VTS Quy Nhơn các nội dung dưới đây:

a) Khi tàu thuyền đến vị trí báo cáo 1, Thuyền trưởng báo cáo những nội dung dưới đây:

- Các thông tin liên quan an toàn hàng hải, an ninh hàng hải (nếu có).

b) Khi tàu thuyền đến vị trí báo cáo 2, Thuyền trưởng/Hoa tiêu phải báo cáo những nội dung dưới đây:

-    Các thông tin liên quan an toàn hàng hải, an ninh hàng hải (nếu có);

-   Vị trí, thời gian tiếp nhận hoa tiêu (nếu có);

-   Tên hoa tiêu/số hiệu hoa tiêu (nếu có).

c) Khi tàu thuyền đến vị trí báo cáo 3, Thuyền trưởng/Hoa tiêu phải báo cáo những nội dung dưới đây:

a) Trước khi điều động tàu thuyền rời cầu cảng, khu neo đậu, Thuyền trưởng/Hoa tiêu phải báo cáo những nội dung dưới đây:

- Thời gian dự kiến điều động (ETD);

- Các thông tin liên quan an toàn hàng hải, an ninh hàng hải (nếu có);

- Thời gian tiếp nhận hoa tiêu (nếu có);

- Tên hoa tiêu - số hiệu hoa tiêu (nếu có);

- Thông tin tàu lai hỗ trợ (nếu có);

- Thông tin điều động (vị trí quay trở; dự định tàu cập mạn nào,..).

b) Khi tàu thuyền hoàn tất quá trình điều động nhưng vẫn nằm trong Vùng VTS Quy Nhơn, Thuyền trưởng/Hoa tiêu phải báo cáo những nội dung dưới đây:

- Các thông tin về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải (nếu có);

- Thông tin về tàu lai hỗ trợ, kênh VHF làm việc với tàu lai (nếu có).

- Thời gian hoa tiêu rời tàu (nếu có).

3. Tàu thuyền rời Vùng VTS Quy Nhơn:

Khi tàu thuyền rời khỏi Vùng VTS Quy Nhơn, Thuyền trưởng/Hoa tiêu phải báo cáo các nội dung sau:

- Thời gian tàu rời Vùng VTS Quy Nhơn;

- Thời gian hoa tiêu rời tàu (nếu có).

Điều 13. Báo cáo sự cố, tai nạn hàng hải và thông báo phát hiện tình huống nguy cấp

1. Khi tàu thuyền xảy ra sự cố, tai nạn hàng hải, Thuyền trưởng/Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm báo cáo ngay cho Trung tâm VTS Quy Nhơn các thông tin dưới đây:

a) Tên tàu, vị trí, thời gian xảy ra tai nạn, sự cố;

b) Tổn thất về người (nếu có), tổn thất về tài sản của tàu;

c) Tổn thất về môi trường (ô nhiễm môi trường, hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường);

d) Tình trạng kỹ thuật của tàu: Thân vỏ, máy chính, máy lái, thiết bị điều khiển, neo;

đ) Điều kiện khí tượng thủy văn nơi xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải: Sóng gió, dòng chảy, tầm nhìn xa;

e) Mật độ phương tiện tham gia hành hải nơi xảy ra tai nạn, sự cố;

g) Các yêu cầu trợ giúp tìm kiếm cứu nạn, lai dắt, trợ giúp y tế và các yêu cầu trợ giúp cần thiết khác.

2. Thuyền trưởng/Hoa tiêu dẫn tàu thông báo kịp thời cho Trung tâm VTS Quy Nhơn khi phát hiện các tình huống nguy cấp dưới đây:

Điều 14. Quy định đối với các phương tiện tham gia hoạt động thi công nạo vét trong khu vực vùng nước cảng biển Quy Nhơn

1. Khi tàu thuyền tham gia hoạt động thi công công trình, nạo vét, khảo sát, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học và các hoạt động đặc thù khác trong vùng VTS Quy Nhơn phải thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a) Tổ chức trực kênh VHF theo quy định;

b) Duy trì chế độ hoạt động của thiết bị nhận dạng AIS;

c) Báo cáo vị trí trong thời gian hoạt động nạo vét tại hiện trường thi công.

2. Phương tiện vận chuyển, đổ chất nạo vét duy trì báo cáo vị trí, thời gian rời hiện trường thi công, đến và rời điểm đổ thải.

Điều 15. Thay đổ kênh liên lạc và chuyển tiếp thông tin

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm VTS Quy Nhơn có quyền yêu cầu các tàu thuyền thực hiện một số công việc sau:

1. Chuyển kênh/tần số của VHF khi việc thông tin liên lạc trên kênh/ tần số đã quy định không có hiệu quả;

2. Chuyển tiếp các thông tin, báo cáo về hành hải, thông tin nguy cấp khi cần.

Điều 16. Trách nhiệm của Thuyền trưởng

1. Phải bảo đảm việc trực canh VHF trên kênh đã được chỉ định tại Điều 7 Quy chế này khi tàu thuyền hành trình hoặc chuẩn bị hành trình trong Vùng VTS Quy Nhơn.

2. Trực tiếp hoặc yêu cầu hoa tiêu thường xuyên duy trì liên lạc và báo cáo đầy đủ thông tin tại các vị trí báo cáo theo quy định tại Quy chế này.

3. Báo cáo đầy đủ, kịp thời sự cố, tai nạn hàng hải và thông báo các tình huống nguy cấp khác quy định tại Điều 13 Quy chế này cho Trung tâm VTS Quy Nhơn.

Điều 17. Trách nhiệm của Hoa tiêu dẫn tàu

1. Thông báo kịp thời cho Trung tâm VTS Quy Nhơn thời điểm lên tàu, thời điểm bắt đầu, kết thúc việc dẫn tàu và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm VTS Quy Nhơn, hoa tiêu có trách nhiệm truyền đạt toàn bộ nội dung đã tiếp nhận cho thuyền trưởng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo Trung tâm VTS Quy Nhơn tại các vị trí báo cáo theo quy định khi có yêu cầu từ thuyền trưởng.

4. Thông báo kênh VHF làm việc và tàu lai (nếu có) khi tàu sắp đến vị trí neo đậu hoặc cập cầu cảng, bến phao.

5. Báo cáo đầy đủ, kịp thời sự cố, tai nạn hàng hải và thông báo các tình huống nguy cấp khác quy định tại Điều 13 Quy chế này cho Trung tâm VTS Quy Nhơn.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT VIÊN

Điều 18. Giám sát viên và Điều hành viên

Giám sát viên (trưởng ca) và Điều hành viên là người trực tiếp vận hành, khai thác Hệ thống VTS Quy Nhơn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi trực ca, Giám sát viên và Điều hành viên có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quy chế này, các quy định khác có liên quan của pháp luật; có thái độ, lời nói, hành vi ứng xử đúng mực, rõ ràng, văn minh.

Điều 19. Chức năng, nhiệm vụ của Giám sát viên (trưởng ca)

1. Là người chỉ huy, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong ca trực.

2. Trực tiếp điều phối công việc trong ca trực; phân công công việc cụ thể cho Điều hành viên.

3. Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở Điều hành viên trong ca trực thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; bảo đảm chuyên môn nghiệp vụ trong cung cấp, xử lý thông tin và điều phối, hướng dẫn tàu thuyền.

4. Trực tiếp điều phối hoặc chỉ đạo Điều hành viên điều phối tàu thuyền khi có sự cố, tai nạn hàng hải hoặc tình huống nguy cấp trong Vùng VTS Quy Nhơn.

5. Báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo phụ trách khi phát sinh các sự cố, những tình huống vượt quá thẩm quyền xử lý.

Điều 20. Chức năng, nhiệm vụ của Điều hành viên

đ) Cập nhật dữ liệu về tàu thuyền.

a) Thu thập thông tin từ tàu thuyền, hoa tiêu (nếu có);

b) Cung cấp thông tin hỗ trợ tàu thuyền hành trình và đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo khi cần thiết (mật độ tàu thuyền, tốc độ quy định...);

7. Phát hiện, ngăn ngừa hành vi vi phạm hành chính của tàu thuyền hoạt động trong Vùng VTS Quy Nhơn. Thu thập bằng chứng, chuyển đơn vị chức năng liên quan để xử lý theo quy định.

8. Báo cáo kịp thời Giám sát viên (Trưởng ca) khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo, thông báo về sự cố, tai nạn hàng hải hoặc các tình huống nguy cấp khác; hướng dẫn, điều phối tàu thuyền theo chỉ đạo của Giám sát viên.

9. Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám sát viên (Trưởng ca).

Điều 21. Chế độ trực ca, giao ban.

1. Trực ca Hệ thống VTS Quy Nhơn thực hiện theo chế độ 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Điều hành viên có trách nhiệm ghi vào Sổ Trực ca VTS đầy đủ, kịp thời thông tin trong ca trực theo quy định của Quy chế này và mọi biến động trong ca trực như: sự cố, tai nạn, tình huống khẩn nguy, những thay đổi so với kế hoạch điều động tàu thuyền đã được phê duyệt; thay đổi đột xuất hoa tiêu, tàu lai.

2. Khi kết thúc ca trực, người trực ca VTS có trách nhiệm bàn giao công việc và những vấn đề đang xử lý cho người nhận ca kế tiếp.

3. Việc bàn giao phải được ký nhận vào Sổ Trực ca VTS của Trung tâm VTS Quy Nhơn.

PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VTS QUY NHƠN

Việc phối hợp giữa Trung tâm VTS Quy Nhơn với Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II và Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn là quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng đơn vị theo quy định pháp luật, Trong đó tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong Vùng VTS Quy Nhơn.

Điều 23. Phối hợp giữa Trung tâm VTS với Tổ chức hoa tiêu

Điều 24. Phối hợp giữa Trung tâm VTS Quy Nhơn với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam

1. Trung tâm VTS và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ thuộc Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam có trách nhiệm phối hợp và thông báo kịp thời về sự thay đổi vị trí, đặc tính của báo hiệu hàng hải và thông tin liên quan đến tuyến luồng do Tổng công ty quản lý vận hành.

2. Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho Trung tâm VTS Quy Nhơn các Thông báo hàng hải, Hải đồ, Bình đồ luồng khu vực cảng biển Quy Nhơn đã được cập nhật.

Điều 25. Phối hợp giữa Trung tâm VTS Quy Nhơn với Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II - Danang MRCC.

Trường hợp nhận được thông tin về sự cố, tai nạn hàng hải, Trung tâm VTS Quy Nhơn và Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II - Danang MRCC phối hợp, trao đổi thông tin để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

Điều 26. Phối hợp giữa Trung tâm VTS Quy Nhơn với Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn

Trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn hàng hải, Trung tâm VTS Quy Nhơn và Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn phối hợp để xác minh, cung cấp thông tin, tổ chức thông báo, truyền phát thông tin cho tàu thuyền hoạt động trong khu vực biết theo quy định.

1. Tổ chức, cá nhân và các tàu thuyền quy định tại Điều 2 của Quy chế này khi hoạt động trong Vùng VTS Quy Nhơn có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

2. Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, thực hiện Quy chế này./.