KHÁM PHÁ CÁC LỄ HỘI TẠI TÒA THÁNH
KHÁM PHÁ CÁC LỄ HỘI TẠI TÒA THÁNH
Kể từ thập niên 30 của thế kỷ 20, cũng là lúc các chức sắc cao cấp ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để hình thành nên các chi phái, cho đến hiện nay Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh vẫn không công nhận tính chính thống của các chi phái; mặc dù các Hội Thánh và tổ chức Cao Đài này đều được nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân. Quan điểm của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xem các chi phái là những tổ chức dị giáo, nằm ngoài hệ thống nguyên thủy đạo Cao Đài.
Từ năm 1934, đến năm 1938, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã ban hành một loạt các Đạo nghị định và Đạo luật không nhìn nhận các chi phái ly khai. Trong đó quan trọng nhất là hai văn bản: Đạo nghị định thứ 8 và Đạo Luật Mậu Dần 1938.
Điều thứ nhất của Đạo nghị định thứ 8 này viết rằng: Những Chi Phái nào do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Đạo.[7]
Điều thứ 14, chương III, bộ Đạo Luật Mậu Dần 1938 viết rằng: Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định số 8 của Đức Lý Giáo Tông, thì toàn cả Chúng Sanh nhứt định không nhìn nhận các Chi Phái phản Đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.[8]
Tuy nhiên Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh cũng đã ban hành các văn bản đạo luật về việc tiếp nhận các chi phái quay trở về trong đó quan trọng nhất phải kể đến là hai văn bản. Một là Thánh huấn số 380 do Hộ pháp Phạm Công Tắc ban hành ngày 22 tháng 3 năm Kỷ Sửu (dl ngày 19 tháng 4 năm1949) có đoạn viết: Bần Đạo đã ân xá cho toàn cả chi phái, bất cứ là ai, nếu nhập môn lại và vâng y luật pháp Toà Thánh sẽ là tín đồ chánh thức của Đạo Cao Đài". Hai là Đạo luật Mậu Dần 1938, trong khoản 4, điều thứ 14, chương III viết: Đối với các Chi Phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn Chơn Truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, thì xin Hội Thánh thể lòng đại từ đại bi của Đức Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập môn tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18 tháng 9 năm Bính Tý, duy trong Châu Thành Tòa Thánh, những kẻ phản Đạo không đặng nhập môn trở lại mà thôi.
Bát Quái Đài là nơi thờ phụng đấng Cao Đài, tức Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài; và các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, là các vị có công giáo hóa nhân loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng. Nói các khác, Bát Quái Đài là Hội Thánh vô hình, do Đức Chí Tôn làm Giáo Chủ, với các chức phẩm là các Thánh nhân Giáo Chủ các tôn giáo của Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ.
Với các tín đồ Cao Đài, Bát Quái Đài là hồn của Đạo. Mọi giáo pháp của Đạo đều xuất phát từ Bát Quái Đài, giáng linh thông qua cơ bút của Hiệp Thiên Đài.
Đạo Cao Đài là một tôn giáo có phân cấp: Chức Sắc tức hàng phẩm tu sĩ trong đạo Cao Đài, Chức Việc tức hàng phẩm nửa đời nửa đạo, Đạo Hữu tức tín đồ giữ đạo.
Cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh chia thành 4 Hội Thánh hữu hình, bao gồm:
Trong vũ trụ quan của tín đồ Tòa Thánh Tây Ninh, Hiệp Thiên Đài là nơi hội hiệp của con người hữu hình với Đức Chí Tôn và các đấng vô hình thông qua cơ bút. Do đặc tính này, Hiệp Thiên Đài còn làm nhiệm vụ tư pháp và lập pháp trong tôn giáo. Ngay cả chức phẩm Giáo tông được quy định là Anh Cả của các tín đồ vẫn phải cầu cơ bút ban luật tại Hiệp Thiên Đài.
Về mặt nhân sự, nguyên thủy các chức phẩm cao cấp nhất của Hiệp Thiên Đài được hình thành từ các chức sắc phò cơ của Hội Thánh thời kỳ đầu tiên, bấy giờ chưa cho tên gọi chính thức. Những chức sắc bấy giờ là các ông Trần Duy Nghĩa, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Trương Văn Tràng, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang.
Mãi đến ngày 12 tháng 1 năm Đinh Mão (tức ngày 13 tháng 2 năm 1927), các chức phẩm Hiệp Thiên Đài mới được thành lập và quy định rõ. Hiệp Thiên Đài do chức phẩm Hộ Pháp làm Chưởng Quản và cũng là chủ chi Pháp. Bên cạnh Hộ Pháp là các chức phẩm Thượng Phẩm, chủ chi Đạo và Thượng Sanh, chủ chi Thế.
Trong lịch sử tồn tại của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, các chức phẩm Hộ Pháp được phong cho ông Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm cho ông Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh cho ông Cao Hoài Sang, đều được phong năm 1926. Sau khi 3 ông liễu đạo, không ai được thọ phong vào các chức phẩm này nữa.
Dưới Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là các chức phẩm Thập Nhị Thời Quân, gồm có Bảo Pháp, Hiến Pháp, Khai Pháp và Tiếp Pháp (thuộc chi Pháp), Bảo Đạo, Hiến Đạo, Khai Đạo và Tiếp Đạo (thuộc chi Đạo), Bảo Thế, Hiến Thế, Khai Thế và Tiếp Thế (thuộc chi Thế). Trong lịch sử của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, ghi nhận 13 vị được phong chức phẩm Thời Quân. Mười hai người đầu tiên được phong vào ngày 13 tháng 2 năm 1927, đứng đầu là Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, cuối cùng là Tiếp Đạo Cao Đức Trọng. Vị Thời Quân thứ 13 là Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa được phong vào 15 tháng 2 năm 1954, thay vị cho Bảo Đạo Ca Minh Chương đã liễu đạo từ năm 1928.
Từ năm 1930, có thêm các chức phẩm Thập Nhị Bảo Quân thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài giữ chức năng Hàn Lâm Viện, tuy nhiên chỉ mới phong cho 6 vị gồm:
Dưới Thập Nhị Thời Quân còn có Chức Sắc Hiệp Thiên Đài gồm có Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, Chưởng Ấn, Cải Trạng, Giám Đạo, Thừa Sử, Truyền Trạng, Sĩ Tải và Luật Sự làm việc tại Bộ Pháp Chánh lo phần hỗ trợ thi hành tư pháp đạo.
Ngoài ra, còn có Hộ Đàn Pháp Quân, Hữu Phan Quân, Tả Phan Quân lo việc nghi lễ trong Đàn cúng.
Sau khi chư vị Thời Quân đều tại thế, người đứng đầu Hiệp Thiên Đài là Cải Trạng Lê Minh Khuyên - Phó Chưởng Quản đặc trách pháp luật Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Ngày Cải Trạng cũng đã quy vị 25 tháng 8 năm Ất Mùi (dương lịch 7 tháng 10 năm 2015). Hiện vị trí này đang khuyết vị.
Dưới quyền quản lý của Hiệp Thiên Đài còn có:
Theo quan niệm của tín đồ Tòa Thánh Tây Ninh, Cửu Trùng Đài tượng trưng cho thân xác con người, về phần đạo chính là cơ quan hành pháp.
Hội Thánh Cửu Trùng Đài là cơ quan đầu tiên được thành lập của Hội Thánh Cao Đài, được giao nhiệm vụ hành chánh đạo. Tuy nhiên, do việc nhiều chức sắc cao cấp của Cửu Trùng Đài ly khai, nhất là từ khi Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung liễu đạo, nhân sự chức sắc Cửu Trùng Đài bị thiếu hụt, chức sắc Hiệp Thiên Đài kiêm luôn quyền điều hành nền đạo. Vì vậy, từ sau năm 1934 đến năm 1979, các chức vị Cửu Trùng Đài chỉ còn chức năng hành đạo.
Về cơ bản, giáo phẩm Cửu Trùng Đài phân ra 9 cấp. Tuy nhiên, 2 chức phẩm cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài là Giáo tông và Chưởng Pháp chỉ do nam giới đảm nhiệm. Bảy cấp còn lại phân thành lưỡng phái nam và nữ.
Chức phẩm cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài là Giáo tông, được xem là ngôi vị Anh cả của toàn thể tín đồ Cao Đài. Người giữ ngôi vị Giáo tông mặc đạo phục toàn trắng với kiểu dáng thiết kế đặc biệt. Chức phẩm này được phong cho ông Ngô Văn Chiêu trước lễ khai đạo, nhưng ông đã từ chối và gửi trả lại bộ đạo phục Giáo tông. Bộ đạo phục này ngày nay vẫn còn được trưng bày tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Ngôi vị Giáo tông sau đó được xem là giao cho vị tiên vô hình là Lý Thái Bạch chấp chưởng. Vì vậy, các tín đồ Cao Đài còn gọi ông là "Lý Giáo tông". Mãi đến năm 1930, Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) mới được phong làm Quyền Giáo tông, tức là nắm nửa quyền hành của chức Giáo Tông. Sau khi ông liễu đạo năm 1934, vị trí của ông bị bỏ trống cho đến ngày nay.
Ở Nam phái, các tín đồ chia làm 3 phái với 3 đạo phục đặc trưng: Phái Thái (đạo phục màu vàng, tượng trưng cho Phật giáo), Phái Thượng (đạo phục màu xanh da trời, tượng trưng cho Lão giáo), Phái Ngọc (đạo phục màu đỏ, tượng trưng cho Khổng giáo).
Đứng đầu mỗi phái là 3 ngôi vị Chưởng pháp. Các vị Chưởng pháp mặc đạo phục theo màu của phái mình, riêng Thượng Chưởng pháp mặc đạo phục toàn trắng, với ý nghĩa thế quyền Giáo tông khi Giáo tông vắng mặt.
Người đầu tiên và duy nhất giữ ngôi vị Thượng Chưởng pháp là ông Nguyễn Văn Tương, vốn là một nhà tu hành cao cấp của đạo Minh Sư. Sau khi quy hiệp về đạo Cao Đài, ông được phong Thượng Chưởng pháp ngày 24 tháng 7 năm Bính Dần (tức ngày 31 tháng 8 năm 1926), với đạo hiệu là Thuyết Pháp Đạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Đạo Sĩ. Tuy nhiên, chưa đầy 4 tháng sau, ông qua đời ngày 11 tháng 12 năm 1926. Chức vị Quyền Thượng Chưởng pháp được chuyển cho ông Trần Đạo Quang, một nhà tu hành cao cấp khác của đạo Minh Sư tạm thời chấp chưởng[9]. Sau khi ông Trần Đạo Quang được phong ngôi vị Ngọc Chưởng pháp ngày 13 tháng 6 năm 1927, ngôi vị Thượng Chưởng pháp bỏ trống cho đến ngày nay.
Ngôi vị Thái Chưởng pháp được phong cho Hòa thượng Thích Từ Phong, hiệu Như Nhãn, thế danh Nguyễn Văn Tường, ngày 29 tháng 7 năm Bính Dần (tức ngày 5 tháng 9 năm 1926), với đạo hiệu Quảng Pháp Thiền Sư Thích Đạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Đạo Sĩ. Ông là một Thiền sư phái Lâm Tế và là người cho các chức sắc Cao Đài mượn chùa Gò Kén để làm nơi hành lễ Khai đạo Cao Đài. Tuy nhiên, do ông thuần túy hoạt động Phật sự trong hội "Lục Hòa Liên hiệp" và phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, nên chức vị Thái Chưởng pháp bị thu hồi. Từ đó ngôi vị này cũng bị bỏ trống cho đến nay.
Ngôi vị Ngọc Chưởng pháp ban đầu được phong cho ông Trần Văn Thụ, cũng là một nhà tu hành cao cấp của đạo Minh Sư. Ngày 10 tháng 9 năm Bính Dần (tức ngày 16 tháng 10 năm 1926), ông được phong ngôi vị Ngọc Chưởng pháp, với đạo hiệu Nho Tông Chưởng Giáo Tuyên Đạo Thiền Sư Đại Đức Đại Hòa Đạo Sĩ. Ông cũng là cha vợ của vị Ngọc Đầu sư đầu tiên là Ngọc Lịch Nguyệt (Lê Văn Lịch).
Sau khi Ngọc Chưởng pháp Trần Văn Thụ qua đời giữa năm 1927, ngôi vị Ngọc Chưởng pháp được phong cho Quyền Thượng Chưởng pháp Trần Đạo Quang. Năm 1931, ông Trần Đạo Quang hợp tác với Thái Phối sư Nguyễn Văn Ca lập phái Minh Chơn Lý, đến năm 1935 thì ông lại về Bạc Liêu hợp với ông Cao Triều Phát mở ra phái Minh Chơn Đạo. Năm 1937, ông ra Đà Nẵng xây dựng Cơ quan Truyền giáo Trung Việt, tiền thân của Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài Đà Nẵng sau này. Tuy ông ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, ngôi vị Ngọc Chưởng pháp vẫn do ông chấp chưởng cho đến ngày ông qua đời vào năm 1946. Từ đó, ngôi vị này bỏ trống cho đến ngày nay.
Theo quy chế đạo, ngôi vị Đầu sư là ngôi vị đứng thứ ba của Nam phái, gồm 3 vị, đứng đầu mỗi phái. Ba chức sắc đầu tiên được phong ngôi vị đầu sư gồm Thượng Đầu sư Lê Văn Trung, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, phong ngày 11 tháng 3 năm Bính Dần (tức ngày 22 tháng 4 năm 1926); Ngọc Đầu sư Lê Văn Lịch, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, phong ngày 12 tháng 3 năm Bính Dần (tức ngày 23 tháng 4 năm 1926); và Thái Đầu sư Thích Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Giáp, Thánh danh Thái Minh Tinh, được phong ngày 13 tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 17 tháng 11 năm 1926).
Do Hòa thượng Thích Thiện Minh cũng thiên về hoạt động trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ cùng với thầy mình là Hòa thượng Thích Từ Phong, ngày 12 tháng 12 năm Bính Dần (tức ngày 15 tháng 1 năm 1927), ngôi vị Thái Đầu sư được phong cho ông Dương Văn Nương (Thánh danh Thái Nương Tinh). Ông qua đời vào cuối năm 1929.
Chỉ duy nhất các vị Đầu sư tiên khởi này mới mang tên Thánh ở cuối là Nhựt, Nguyệt, Tinh. Về sau, các tên Thánh ở cuối đều mang chữ Thanh. Các vị Đầu sư được Thiên phong về sau này gồm:
Các phẩm chức sắc thấp hơn gồm Phối sư, Giáo sư, Giáo hữu, Lễ sanh được quy định số lượng như sau:
Nữ phái không chia phái và có đạo phục màu trắng. Quyền hành chức sắc Cửu Trùng Đài Nữ phái giống như Nam phái song chỉ trông coi phái Nữ mà thôi. Các bậc phẩm của Nữ phái chỉ bao gồm từ Đầu sư trở xuống đến Lễ sanh; số lượng như sau:
Nữ Đầu sư là ngôi vị đứng đầu Nữ phái, được quy định có 1 vị chấp chưởng. Tuy nhiên, khi mới lập đạo không có nữ tín đồ nào giữ ngôi vị này. Người đứng đầu Nữ phái bấy giờ là bà Nữ Giáo sư Lâm Ngọc Thanh (Thánh danh Hương Thanh), sau được thăng Nữ Phối sư, rồi Nữ Chánh Phối sư. Bà là vợ thứ của Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Thơ (sau được phong Quyền Thái Đầu sư, rồi Thái Đầu sư). Mãi đến khi bà qua đời được 17 ngày, bà mới được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh truy phong làm Nữ Đầu sư đầu tiên vào ngày 25 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức ngày 3 tháng 6 năm 1937). Tượng bà được đắp nổi tại Lôi Âm Cổ Đài của Tòa Thánh Tây Ninh.
Mãi đến ngày 20 tháng 10 năm Mậu Thân (tức ngày 9 tháng 12 năm 1968), Nữ Chánh Phối sư Nguyễn Thị Hiếu (Thánh danh Hương Hiếu) mới được phong ngôi vị Nữ Đầu Sư và là Nữ Đầu sư đầu tiên được phong chính thức khi còn sống. Bà là bạn đời của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư. Bà từng viết quyển "Đạo Sử", được xem là một trong những tài liệu lịch sử đầu tiên của đạo Cao Đài. Bà đăng tiên ngày 11 tháng Năm (nhuận) năm Tân Hợi (tức ngày 3 tháng 7 năm 1971).
Cùng đợt phong với Nữ Đầu sư Hương Hiếu còn có một ngôi vị Nữ Đầu sư Hàm phong (ngôi vị không còn khả năng hành đạo) được phong cho bà Hồ Thị Lự, Thánh danh Hương Lự, thân mẫu của Thượng sanh Cao Hoài Sang. Bà đăng tiên ngày 22 tháng Một năm Nhâm Tý (tức ngày 27 tháng 12 năm 1972).
Năm 1999, bà Phối sư Hương Ngộ (thế danh Phạm Thị Ngộ, phó Hội trưởng Hội đồng Chưởng Quản đặc trách nữ phái) cũng được ân thăng vào phẩm Đầu sư, nhưng hành đạo chưa được nữa năm thì đăng tiên năm 2000.
Năm 2006, bà Phối sư Hương Nhìn (thế danh Huỳnh Thị Nhìn, phó Hội trưởng Hội đồng Chưởng Quản đặc trách nữ phái, sau đó là Phó Chưởng Quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh đặc trách nữ phái) được thăng phẩm Đầu sư, bà đăng tiên ngày 5 tháng Mười Một năm Tân Mão (dương lịch 29 tháng 11 năm 2011).
Hiện nay, đứng đầu Nữ phái Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh là Quyền Nữ Chánh Phối sư Hương Đắt (thế danh Huỳnh Kim Đắt).
Các chức phẩm của Nữ phái từ Phối sư xuống đến Lễ sanh không giới hạn số lượng chức sắc.
Cửu Trùng Đài có 9 viện trung ương điều hành nền Đạo Cao Đài từ trung ương đến địa phương là: Học viện, Y Viện, Nông Viện, Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.
Chức Sắc Cửu Trùng Đài bắt đầu từ phẩm Lễ sanh (lựa chọn trong hàng tín đồ những người có đạo hạnh tốt). Chức sắc Cửu Trùng Đài mỗi khi cầu phong hay cầu thăng đều phải được sự thông qua của Quyền Vạn Linh (Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội) và cuối cùng phải được Cơ bút nhìn nhận tại Cung Đạo Đền Thánh.
Về sau Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh có mở thêm một số phẩm khác như: Nhân sự từ Đầu phòng văn, Lễ sĩ, Giáo nhi… là những người phục vụ theo chuyên môn và đủ thời gian quy định thì được cầu phong vào Lễ sanh. Đặc biệt là Hiền tài, chức sắc Ban Thế Đạo nếu có công nghiệp hành Đạo được cầu thăng qua Giáo hữu.
Theo Đạo Nghị Định số 48/PT lập ngày 19 tháng 10 năm Mậu Dần (tức 10 tháng 12 năm 1938), Cơ quan Phước Thiện được thành lập để lo về việc xã hội, cứu khổ, là một trong 4 cơ quan của đạo Cao Đài, trực thuộc Hiệp Thiên Đài.
Nhân sự Hội Thánh Phước Thiện gồm 12 phẩm từ dưới lên như sau:
Các phẩm cấp này chia làm 2 bực:
Các chức sắc Phước Thiện không có Thánh danh như Chức sắc Cửu Trùng Đài.
Hội Thánh Phước Thiện trực thuộc Chi Đạo Hiệp Thiên Đài, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản cả nam và nữ phái.
Hội Thánh Phước Thiện tổ chức riêng biệt theo hai phái: nam và nữ. Mỗi phái có một vị Chưởng quản phẩm Chơn Nhơn đứng đầu.
Dưới vị Chưởng quản có hai vị Phó Chưởng quản: Đệ nhứt và Đệ nhị Phó Chưởng quản.
Dưới kế đó là Cửu Viện Phước Thiện. Bên nam phái có Cửu Viện Phước Thiện nam phái, bên nữ phái có Cửu Viện PT nữ phái, tổ chức hai bên giống nhau, quyền hành riêng biệt. Tổ chức nầy giống y như tổ chức Cửu Viện của Cửu Trùng Đài, chức năng của mỗi Viện cũng giống hệt như Cửu Trùng Đài nhưng chỉ lo về Cơ quan Phước Thiện mà thôi. Mỗi Viện có một vị Thượng Thống đứng đầu.
Đó là tổ chức Phước Thiện tại trung ương.
Nơi các địa phương, hệ thống tổ chức của Hội Thánh Phước Thiện giống y như bên Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài, nhưng chỉ coi về Phước Thiện mà thôi.
Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài cai quản các Thánh thất, còn bên Phước Thiện thì cai quản các Điện thờ Phật Mẫu.
Dưới Cửu Viện Phước Thiện là các Trấn Đạo Phước Thiện, Châu Đạo Phước Thiện, Tộc Đạo Phước Thiện. Mỗi Tộc Đạo Phước Thiện có một Nhà Sở Phước Thiện chánh với một Bàn Cai Quản gồm 12 thành viên, có một vị đứng đầu gọi là Chủ Trưởng. Bàn Cai Quản Phước Thiện dưới quyền của vị Giáo Thiện Quản Tộc Đạo Phước Thiện, do Hội Thánh Phước Thiện bổ đến hành đạo nơi Tộc Đạo Phước Thiện này.
Dưới Bàn Cai Quản Phước Thiện là các Sở Phước Thiện về Lương điền, Công nghệ, Thương mãi., trong các Hương đạo.
Mỗi Sở Phước Thiện có một vị Chủ sở, phẩm Hành Thiện đứng đầu, có nhiều nhân viên công quả gọi là các Đạo sở.
Những vị lãnh trách nhiệm trong Hội Thánh Phước Thiện kỳ đầu tiên kể như dưới đây:
Thể theo tinh thần Thánh Giáo của Đức LÝ GIÁO TÔNG đêm mùng 3 tháng 12 năm Quý Tỵ (1953) và theo tôn chỉ của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ, Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh thành lập BAN THẾ ĐẠO cốt yếu mở rộng trường công quả tiếp đón những bậc nhân tài văn võ có khả năng phụng sự cho Đạo mà không thể phế Đời hành Đạo.
Chức Sắc trong Ban Thế Đạo có nhiệm vụ độ ĐỜI nâng ĐẠO và hành sự trực tiếp với Cửu Trùng Đài về mặt chuyên môn trong Xã hội, và trực thuộc Hiệp Thiên Đài "CHI THẾ" về mặt Chơn Truyền và Luật Pháp.
Những vị nào muốn được tuyển trạch vào Ban Thế Đạo phải có 2 Vị Chức Sắc trong Đạo tiến cử và phải nhập môn cầu Đạo, khi được Hội Thánh chấp nhận vào hàng phẩm kể trên tùy địa vị ngoài Đời của đương sự.
Hội Thánh Hàm phong là một tổ chức của đạo Cao Đài gồm tất cả các chức sắc Hàm phong nam nữ.
Chức sắc Hàm phong là những Chức sắc có phẩm vị nhưng vì tuổi già sức yếu nên xin hồi hưu dưỡng lão.
Đạo Luật Mậu Dần 1938 quy định những chức sắc nam nữ nào đủ công nghiệp quá 61 tưổi mà sức khỏe yếu kém, bệnh tật, không còn khả năng hành đạo được dự sổ cầu phong Hàm Phong.
Hội Thánh Hàm Phong hoạt động theo nội quy, được Hộ pháp Phạm Công Tắc giao phó nhiệm vụ giáo hóa và kiểm tra nền Đạo.
Đạo Luật Mậu Dần (1938) bố trí 4 cơ quan trong Đạo (4 cơ quan trong chánh trị đạo).
(thuộc điều 15 của chương Hành Chánh). Tùy theo phân cấp hành chánh mà bố trí nhân sự và tổ chức các cơ quan.
Trong việc phân cấp hành chánh đạo, Đạo Cao Đài đặt ra năm cấp:
Trung ương Hội Thánh và các cơ quan trung ương điều hành nền Đạo được đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Tổ chức Hành Chánh Đạo tại Châu Thành Thánh Địa (trung ương) với 1 vị Giáo sư là Khâm Thành.
Trong Châu Thành Thánh Địa có các Phận Đạo. Đầu Phận Đạo là vị Lễ Sanh. Phận Đạo có nhiều Hương Đạo.
Ngoài ra, còn có Ấp Đạo có Phó Trị Sự và Thông Sự đứng đầu. Ấp Đạo tương đương 1 ấp hoặc 1 thôn, 1 làng tùy theo cách gọi từng vùng miền.
Tổ chức hành chánh ở trung ương và địa phương của Hội Thánh Phước Thiện cũng giống như Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài nhưng các thay đổi tên các chức danh.
Tại Châu Thành Thánh Địa Tây Ninh (trung ương) với 1 vị Đạo Nhơn là Quản Thành.
Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các đại từ huynh, đệ, tỷ, muội tức là xem nhau như anh chị em một nhà.
Một tín đồ Cao Đài nếu thường tham gia các hoạt động của đạo và có năng lực thích hợp, nếu tình nguyện dành trọn cuộc đời cho đạo thì sẽ bước vào hàng Chức Sắc phế đời hành đạo tức xuất gia. Lúc đó sẽ được đề cử vào các phẩm vị như Thông Sự, Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự, để tạo đà bước vào hàng giáo phẩm chức sắc như Lễ Sanh... Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội.
Tuy nhiên, trong phạm vi tôn giáo, nữ giới không được phép bước lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông. Việc không cho nữ phái lên các phẩm Chưởng Pháp, Giáo Tông cũng có những lý do vì Thượng đế yêu thương nữ phái, không muốn phận nữ phái phải chịu nhiều đau khổ. Bởi lẽ lên phẩm vị càng cao, trách nhiệm công việc càng lớn, đó là 1 gánh nặng vô cùng mệt mỏi, mà nữ phái thì làm việc theo xu hướng tình cảm cho nên nếu gánh trách nhiệm nặng nề thì lại dễ dẫn đến những việc không hay có thể xảy ra trong quá trình hành chánh Đạo. Còn nam giới, làm việc vốn xu hướng theo lý trí nên khi đối mặt những khó khăn sẽ có thể bình tâm, tỉnh trí để xử lý những việc trọng đại sao cho công tâm nhất.
(Tin Tòa Thánh Tây Ninh ngày 14/11/2024 – Hình ảnh và tường thuật của Caodai TV) Căn cứ Chương Trình Đại Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Hoằng Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã ban hành, Hội Thánh triển khai kế hoạch tổ chức, qua bảng phân công nhân sự Ban Tổ chức và nội qui Đại lễ, giao cho từng thành viên thực hiện theo chuyên trách. Đến chiều ngày 13-10 Giáp Thìn (Dl. 13-11-2024), các Viện, Ban, Bộ phận được phân công đã hoàn tất phần vụ của mình: Khu vực Nội Ô được chỉnh trang, đường sá sạch đẹp, các bảng, biểu ngữ “ Mừng Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Hoằng Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, “Đạo Cao Đài Trường Cửu”,”Đạo Đời tương đắc”,...
Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh hay Thánh địa Cao Đài là một khuôn viên hình thang rộng khoảng 1 km² có hàng rào bao bọc xung quanh với 12 cổng tam quan được xây dựng theo 3 dạng kiến trúc khác nhau nằm ở phía Đông, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5 km và Thành phố Hồ Chí Minh 99 km..[1][2] Cổng lớn nhất được gọi là Cửa Chánh Môn (cổng số 1), 11 cổng khác nhỏ hơn được đánh số từ 2 đến 12.[2] Bên trong khu vực Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh có hàng loạt các công trình tâm linh độc đáo khác nhau bao gồm Tòa Thánh Tây Ninh, Báo Ân Từ...
Đạo Cao Đài đã làm Lễ Khai Đạo vào ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (nhằm ngày 19 tháng 11 năm 1926) tại Thánh Thất tạm đặt tại Từ Lâm Tự (tên thường gọi Chùa Gò Kén), nằm trên Quốc lộ 22, cách thành phố Tây Ninh cũng độ 5 km.[3] Nguyên trong số các phú hào đóng góp tiền mua đất và xây chùa Từ Lâm, có ông bà Huyện Nguyễn Ngọc Thơ và bà Lâm Ngọc Thanh có đóng góp tiền bạc vào nhiều hơn hết. Vào giữa năm 1926, ông bà Nguyễn Ngọc Thơ nhập đạo Cao Đài, thuyết phục trụ trì chùa là Hòa thượng Như Nhãn đến dự đàn cầu cơ tại tư gia ở Tân Định. Theo tài liệu của đạo Cao Đài, cơ bút giáng thâu nạp Sư làm môn đệ và phong cho Sư làm Quảng Pháp Thiền Sư Thích Đạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Đạo Sĩ, Chưởng Pháp phái Thái.
Cũng do ân tình lúc xây chùa, khi ông bà Nguyễn Ngọc Thơ ngỏ ý mượn chùa để tổ chức hành lễ khai đạo Cao Đài và thánh thất tạm, Hòa thượng Như Nhãn cũng đồng ý. Tuy nhiên, không lâu sau, nhận thấy sự khác biệt trong hành đạo, Sư yêu cầu các chức sắc Cao Đài trả lại chùa và hẹn trong 3 tháng phải dời đi.[3]
Kể từ Rằm tháng 10 năm Bính-Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Đinh-Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả Từ Lâm Tự (Gò Kén) là ba tháng, nhưng tới tháng 2 năm Đinh Mão, đã quá kỳ hạn một tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn Ông Hòa Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài.[4]
Ngày 19 tháng 1 năm Đinh Mão (nhằm ngày 20 tháng 2 năm 1927), tại Từ Lâm Tự, Hội Thánh được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ quyết định trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn, rồi dạy Hội Thánh đi chọn mua đất cất Tòa Thánh, phải chọn đất tại Tây Ninh nầy mà thôi, bởi vì Tây Ninh là Thánh địa, nơi đây phong thổ thuận tiện cho người ngoại quốc đến học Đạo.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.[5]
Do sự việc này, các chức sắc Cao Đài đã tìm mua một miếng đất tại làng Long Thành, để xây dựng nên Tòa Thánh Tây Ninh, đồng thời tuyên bố Sư bị cơ bút trục xuất khỏi đạo Cao Đài. Tháng tháng 10 năm 1931, Đầu sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ) đã đứng ra tổ chức khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái.
Tòa Thánh Tây Ninh là công trình lớn nhất trong khuôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp. Đối diện của Tòa Thánh Tây Ninh là Sân Đại đồng xã và cuối cùng là Cổng Chánh Môn.
Đây là Tổ Đình, tức cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài.
Cổng Chánh Môn cao 36 m, ngang 60 m, cổ kín Tam quan, trên nóc là 3 Cổ Pháp: "Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu" có bản đồ theo sự chỉ dẫn trước của Đức Hộ Pháp để lại.[3] Ba khối cổng chính và phụ đã được tách rời ra thành 3 chiếc cổng riêng, nối liền nhau bởi bức tường rào trang trí hoa gió và những cặp bông sen trên đỉnh. Trên nữa là mảng tường ngang lớn rộng hình thang, đắp nhiều gờ chỉ phân vị ngang và bố trí khung đặt chữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (tiếng Việt ở trên, tiếng Hán ở dưới) cùng các chữ và số năm xây dựng: 1965, Ất Tỵ, Toà Thánh, Tây Ninh đăng đối ở hai bên.[6] Chiếc cổng ước tính có thể lên đến tầm cao 5 - 6 tầng nhà.[6]
Cổng Chánh Môn được xem là cổng đầu tiên của Tòa Thánh Tây Ninh. Cửa này thường đóng và chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo.
Kiến trúc cổng đắp nhiều phù điêu, nổi bật với các biểu tượng Lưỡng long tranh Cổ pháp (tức một trong những biểu tượng của Đạo Cao Đài), hoa sen và 3 cổ pháp: kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất chủ. Bình Bát Vu là bình đựng thực phẩm của tăng ni Phật giáo dùng khất thực. Phất chủ (còn gọi Phất trần) là chổi quét bụi hồng trần, tượng trưng Đạo giáo. Kinh Xuân Thu là do Khổng Tử viết, được chọn làm cổ pháp tượng trưng cho Nho giáo. Ba cổ pháp trên để nói lên sự đồng nguyên của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo trong giáo lý Cao Đài.
Trên Chánh môn có đắp nổi chữ "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ" bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới. Ngoài ra có chữ "TÒA THÁNH TÂY NINH", ghi năm 1965 và Ất tỵ. Hai bên trụ cổng có đôi câu liễn bằng chữ Hán nói lên tôn chỉ của đạo Cao Đài:
Hai chữ đầu của đôi liễn cũng hợp lại thành chữ Cao Đài.
Sân Đại đồng xã là một sân nằm giữa Cổng Chánh Môn vươn lên tới hơn 21 m và Tòa Thánh Tây Ninh với hai tòa tháp cao 28 m. Sân Đại đồng xã có cấu trúc như một quảng trường với chiều dài 300 m (tính từ mé ngoài hai con đường trục) và bề rộng bình quân là 81 m.[6]
Theo bề ngang sân Đại đồng xã, hai con đường hai bên rộng 18 mét, nối với hai con đường trục ở hai đầu làm thành một đường vòng quanh, ôm lấy toàn bộ các công trình kiến trúc nhỏ bố trí trên sân. Đây cũng chính là đường đi múa cộ mẫu, rồng nhang, tứ linh trong Đại lễ vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung. Sân Đại đồng xã bao gồm phần cỏ và sân gạch phía trước đền thánh làm nơi cho chức sắc và đại biểu khách mời ngồi xem lễ, phần này có bề rộng 45 m. Cộng với 36 mét hai con đường đi là vừa vặn 81 mét - một con số đẹp thường thấy trong các cấu trúc Cao Đài. Mỗi bên Sân Đại đồng xã còn có khán đài Đông và Tây rộng 10,2 m và dài 60 m, chia ra thành 10 gian rộng 5 m và gian chính giữa rộng 10 m. Mỗi khán đài đều có 3 bậc cấp rộng lên xuống và bản thân khán đài cũng được chia thành 9 cấp.[6]
Từ Chánh môn có con đường dẫn thẳng hướng Đông, qua khuôn viên trung tâm Đền Thánh. Tại khuôn viên này có 3 Bửu tháp của Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng sanh Cao Hoài Sang, được chạm đắp nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế.
Bên trong Đại Đồng Xã từ hướng Chánh môn vào Tòa Thánh có tượng Thái tử Si Đạt Ta ngồi trên lưng ngựa đi tìm đạo. Tiếp theo là Cửu Trùng Thiên (nơi đặt liên đài chứa di cốt của các chức sắc Cao Đài được phong từ bậc Tiên trở lên để hành tang lễ) có hình bát giác với 9 bậc nhỏ dần từ dưới lên trên và được sơn ba màu vàng, xanh, đỏ theo thứ tự từ trên xuống dưới (mỗi màu 3 bậc). Gần đó là cây Bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống Phật giáo Srilanka, tặng cây con chiết từ cây Bồ đề ở Chùa Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ cho Tòa Thánh năm 1953. Cách cội bồ đề vài thước có cột phướn cao 18m. Trên đỉnh cột là lá phướn dài 12m và rộng 1,2m. Phía trên màu vàng thêu Lưỡng long triều nhựt (Hai con rồng chầu mặt trời). Thân phướn có ba sọc vàng, xanh, đỏ. Ở giữa vùng xanh có hình Thiên Nhãn, Cổ Pháp Tam giáo và sáu chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ bằng chữ Hán. Hai bên thân phướn có 12 thẻ vải tượng trưng cho Thập Nhị Khai Thiên, phía dưới thân phướn có 9 thẻ vải tượng trưng cho Cửu Thiên Khai Hóa.
Bá Huê Viên, khu vườn trăm ngàn hoa cảnh, đối diện Báo Ân Từ, nằm giữa hai đại lộ Phạm Hộ Pháp và Cao Thượng Sanh, rộng một mẫu rưỡi tây, được tạo lập vào năm 1960 do sáng kiến của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước. Hình thể Bá Huê Viên được phân ra bốn phương tám hướng, chia thành từng ô lớn nhỏ khác nhau, hoa đủ loại, sắc có năm màu chánh tùy theo từng hướng theo nguyên lý của ngũ hành: Đông sanh Mộc hoa có sắc xanh, Tây sanh Kim hoa sắc trắng, Nam sanh Hỏa hoa sắc đỏ, Trung ương mồ kỷ Thổ hoa sắc vàng.[7]
Giáo Tông đường là dinh thự dùng làm nơi làm việc của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (1876 - 1934). Sở dĩ gọi là "Quyền Giáo Tông" vì Đức Ngài chỉ thay mặt Giáo Tông chánh vị trên phương diện hữu hình. Quyền hành Giáo Tông chánh vị thuộc về vô vi do Đức Lý Thái Bạch Kim Tinh kiêm nhiệm. Đôi liễn hai bên cổng viết bằng chữ Hán như sau:[8]
Năm 1906, Lê Văn Trung đã ra ứng cử Hội đồng quản hạt, Quận 2. Ông chống dự thảo luật "Lục hạng điền" của Thống Đốc Nam Kỳ Outrey.[8]
Năm 1911, ông cổ động và đề xướng trường Nữ Học Đường Áo Tím (sau đổi thành trường Gia Long, rồi lại đổi tên thành Trường Nguyễn thị Minh Khai, quận 3). Năm 1925, ông đệ đơn từ chức Thượng Nghị viên. Và đến đầu năm 1926, ông phế đời hành Đạo. Ba tháng sau được ân phong Đầu Sư, năm 1930 được Đức Chí Tôn ân phong Quyền Giáo Tông.[8]
Công trình nằm tại đại lộ Phạm Hộ Pháp.
Theo Bí Pháp, Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền Trí Huệ cho pháp nhiệm mầu của Phật tạo nên để rước các chơn hồn đắc đạo lên cõi thiêng liêng hằng sống mà đạo Phật gọi là cõi Niết bàn, Tiên gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh. Theo Thể Pháp, đây là chiếc thuyền đóng bằng gỗ có hình dáng một con rồng vàng, nơi chính giữa của mình rồng cất lên một cái nhà vàng để đặt quan tài chở vào nghĩa trang chôn cất.[9]
Một số với khác như Sa Đéc, thuyền Bát Nhã là thuyền rồng, đậu bại bến sông, trên thuyền có gắn máy tàu để chạy trên sông rạch. Trong khi đó tại Thành phố Hồ Chí Minh được đóng trên một sườn xe hơi 4 bánh, có động cơ chạy trên đường như các loại xe vận tải khác. Còn đối với Tòa Thánh Tây Ninh, thuyền Bát Nhã được đóng trên một cái khung có bánh xe, giống như cái rờ mọt của xe hơi, hai bên hông thuyền có gắn hai sợi dây thừng to và dài để cho các đạo tỳ kéo thuyền đi chậm chạp trên đường phố.[9]
Vào ngày 13 tháng 10 năm Ất Hợi (nhằm ngày 8 tháng 11 năm 1935), lễ Khai thuyền Bát Nhã đầu tiên tại Khách Đình cho Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Chưởng quản Cơ quan Phước Thiện làm chủ quản. Thường việc mai táng khu vực Tòa Thánh Tây Ninh thường được đưa về Cực Lạc Thái Bình.[9]
Khách Đình là nhà làm tang lễ cho các tín đồ khi quy liễu, kết thúc cõi trần để bắt đầu giai đoạn trở về quê xưa vị cũ. Khách Đình đã được xây dựng trong khuôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh từ năm 1927. Khuất phía sau Khách Đình có bàn thờ Thiên Nhãn. Tín đồ được quàn và làm lễ trong Khách Đình chỉ trong một đêm và phải là phẩm Lễ sanh hoặc tương đương, hoặc là người không có gia đình nhưng đã có nguyện ước và thuộc tín hữu trong vùng Thánh địa.[10]
Trong khuôn viên Nội ô Tòa Thánh có các tuyến đường như:[3]
Hai dạng quẻ này chồng lên nhau tạo thành chữ Điền (田) được gọi là Bát Quái Đồ Thiên, tức Bát-Quái Cao Đài.