Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007[1], trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007[1], trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, với việc đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT đã chính thức cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G từ ngày 11-4-2024.
Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng triển khai thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc trong năm 2024, hình thành một hạ tầng mới thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số tại Việt Nam.
Phát biểu tại lễ trao giấy phép, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định, khi có tần số, Viettel quyết tâm sớm đưa dịch vụ 5G chính thức cung cấp tới người dùng trong năm 2024; cũng như tăng cường hạ tầng cho 4G. Mạng 5G sẽ là một trong những hạ tầng số quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số. Thiếu tướng Tào Đức Thắng mong muốn tiếp tục được tham gia đấu giá các tần số mới để xây dựng phát triển hạ tầng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ tốt hơn nữa, hiện đại hơn nữa cho xã hội, người dùng.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái, việc cấp giấy phép sớm là cơ sở để doanh nghiệp có thể triển khai dịch vụ 5G tới khách hàng, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Băng tần 3700 - 3800 MHz của VNPT là dải băng tần tầm trung đang được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay.
Với VNPT, việc trúng đấu giá khối băng tần này có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G (VinaPhone) tốc độ cao nhất tại Việt Nam. Cùng với dải băng tần 3700 - 3800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1800 MHz, đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai...
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
1. Đơn vị tuyển dụng: Viettel Telecom
2. Địa chỉ công ty: Số 1, Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
- Tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá trở lên các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing thuộc các trường Đại học uy tín trong nước và ngoài nước.
- Tiếng Anh: Đọc được tài liệu tiếng Anh.
- Thành thạo tin học văn phòng (các ứng viên có kỹ năng trình bày văn bản power point… là một lợi thế).
- Nhiệt tình, chủ động trong công việc; có khả năng tương tác độc lập, điều phối, phối hợp với các đơn vị để triển khai công việc.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực viễn thông, CNTT.
- Tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá trở lên các chuyên ngành CNTT, ĐTVT thuộc các trường Đại học uy tín trong nước và nước ngoài.
- Có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về một trong những ngôn ngữ Java, Android, iOS, PL/SQL, .Net...
- Có kiến thức về một trong các hệ quản trị cơ sở dữ lệu Oracle, MySQL, DB2..
- Tiếng Anh: Đọc được tài liệu tiếng anh.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT
4. Vị trí và số lượng tuyển dụng:
- Chuyên viên kinh doanh: 100 nhân sự Nơi làm việc: Toàn quốc
- Kỹ sư phát triển phần mềm: 100 nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Ứng viên nộp hồ sơ theo 2 hình thức
1. Ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển trên trang “Tuyendung.viettel.vn”.
2. Gửi CV qua địa chỉ mail: [email protected]
(Khi tham gia tuyển dụng sẽ bổ sung hồ sơ cứng và lựa chọn một trong hai hình thức trên, không nộp đồng thời 2 hình thức).
THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ: Từ ngày 25/06/2018 đến ngày 31/08/2018.
Năm 1989, thành lập Công ty Điện tử thiết bị thông tin, là tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel)[2][3].
Năm 1995, đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội[4] (tên giao dịch là Viettel) chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.[2]
Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công.[2]
Năm 2003, Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.[3] Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.[4]
Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel.[3]
Ngày 2 tháng 3, năm 2005, Tổng Công ty Viễn thông quân đội theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4 năm 2004, theo quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc phòng Việt Nam[4] thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội[3].
Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel[2].
Đến nay, Viettel Telecom được cho là đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:
Trung tâm Kinh doanh VAS Viettel (VAS-Viettel) được thành lập từ năm 2006, là đơn vị triển khai kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Viễn thông Viettel, với những dịch vụ Vas đầu tiền: GPRS, MCA (misscall: cuộc gọi lỡ), Pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900….. góp phần vào sự phát triển của Công ty Viễn thông Viettel. Đến năm 2012, trung tâm Vas đã cung cấp chính thức 40 dịch vụ, doanh thu kế hoạch 8.000 tỷ đồng.
Năm 2006, các dịch vụ như GPRS, MCA, pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900... ra đời được cho là đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự hình thành phát triển của trung tâm. Năm 2007, cung cấp thêm các dịch vụ như nhạc chuông chờ Imuzik, ứng tiền, đọc báo online...
Năm 2008, cung cấp dịch vụ Imail, call blocking, Ishare.Đến năm 2009 các dịch vụ như Game Portal, DailyExpress, websurf, các dịch vụ trên 3 G như Mstore, Vmail, mobile TV / VOD, music 3G, game online... được ra đời đánh dấu thêm một giai đoạn mới cho trung tâm Vas.
Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 triển khai các dịch vụ Icomic, chat 1338, talk sms, Ilive, AMS, bulksms, sms plus, Voice blogging (bubly), calling signature... đặc biệt đến năm 2012 cung cấp thêm các dịch vụ mới như Isign, Alome, Imap, zozo, magic voice, busy sms, voice emotion...
Tổng đài 106x là hệ thống tổng đài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2010, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông với các sản phẩm cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế-xã hội trong phạm vi Việt Nam. Ngoài việc được hỗ trợ thông tin từ các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, Viettel còn ký hợp đồng với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực cung cấp thông tin cho khách hàng[13].
Đây được cho là một hình thức dịch vụ mới mẻ. Nguyễn Lân Dũng cho rằng "việc ra đời các đơn vị tư vấn có uy tín để giải đáp cho người dân là rất cần thiết và đáng khích lệ. Doanh nghiệp cần chú trọng vào chất lượng tư vấn thì mới khiến cho khách hàng tin tưởng, từ đó phát triển được dịch vụ".[14]
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức đấu giá băng tần cho 4G/5G. Kết quả, Tập đoàn Viettel trúng đấu giá khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá hơn 7.500 tỷ đồng; Tập đoàn VNPT trúng đấu giá khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) với giá hơn 2.580 tỷ đồng.