Múi Giờ Việt Nam Viết Tắt Là Gì

Múi Giờ Việt Nam Viết Tắt Là Gì

Căn cứ Mục 1 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định mục đích, ý nghĩa của việc ban hành quyết định:

Căn cứ Mục 1 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định mục đích, ý nghĩa của việc ban hành quyết định:

Ký hiệu múi giờ Việt Nam là gì? Việt Nam có mấy múi giờ?

Múi giờ là khu vực trên Trái Đất được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng một thời gian.

Mỗi múi giờ được đặt tên theo kinh tuyến đi qua trung tâm của nó. Các quốc gia nằm ở gần kinh tuyến gốc sẽ có múi giờ gần với GMT. Các quốc gia nằm ở xa kinh tuyến gốc sẽ có múi giờ chênh lệch nhiều hơn so với múi giờ GMT.

Ví dụ: Múi giờ GMT (Greenwich Mean Time) là múi giờ đi qua kinh tuyến gốc (kinh tuyến Greenwich) tại London, Anh.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 121-CP năm 1967 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 134/2002/QĐ-TTg quy định Việt Nam lấy múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế làm múi giờ Việt Nam.

Việt Nam chỉ có một múi giờ duy nhất là GMT+7. Múi giờ Việt Nam được sử dụng trên toàn quốc, từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến các tỉnh ven biển phía Nam.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Ký hiệu múi giờ Việt Nam? Việt Nam có mấy múi giờ? (Hình từ Intenret)

Lịch nào là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan nhà nước?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định nội dung cụ thể của quyết định:

Như vậy, lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước là lịch Grê-goa (dương lịch) và là công lịch duy nhất.

Lịch Gregorian là một loại lịch dương được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Lịch này được đặt tên theo Giáo hoàng Gregory XIII, người đã ban hành một sắc lệnh vào năm 1582 để cải cách lịch Julian trước đó.

+ Lịch Gregorian có 12 tháng, mỗi tháng có số ngày khác nhau, từ 28 đến 31 ngày.

+ Lịch Gregorian có 365 ngày trong năm thường và 366 ngày trong năm nhuận.