Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
Tiện gỗ mỹ nghệ là làng nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.
Đây vừa là một địa danh sản xuất đồ mỹ nghệ nổi tiếng, vừa là một điểm du lịch thú vị được nhiều du khách khám phá khi đến Bình Định.
Nếu đi theo đường Quốc lộ 1 xuôi ngược Bắc – Nam, từ phường Đập Đá, thị xã An Nhơn rẽ về hướng Tây chừng cây số là đã đến xã Nhơn Hậu. Ở đây ngoài làng nghề tiện Nhạn Tháp còn có những xưởng nghề gốm, rèn hoạt động.
Chùa Nhạn Sơn – Nhạn Tháp, Nhơn Hậu, Bình Định. (ảnh: internet)
Càng về gần làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp, người ta càng nghe rõ tiếng mài, đục, đẽo gỗ đặc trưng của những người nghệ nhân.
Bên cạnh những xưởng sản xuất còn có rất nhiều cửa hàng bày bán đồ gỗ mỹ nghệ cho du khách chiêm ngưỡng và chọn mua cho mình những món đồ ưng ý.
Làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp là nghề truyền thống có cách đây hàng mấy trăm năm ở tỉnh Bình Định nhưng không ai nhớ rõ lịch sử hình thành từ khi nào. Các cụ lớn tuổi trong làng chỉ kể lại rằng, xưa kia làng nghề chủ yếu chỉ làm các đồ thờ tự và các đồ dùng trong gia đình.
Nhưng vì các sản phẩm làm ra đẹp và tinh xảo, giá cả lại rẻ hơn so với các làng nghề ở nhiều địa phương khác, nên sản phẩm của làng tiện gỗ Nhạn Tháp được khách hàng yêu thích.
Đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp và tinh xảo. (ảnh: internet)
Từ đó, làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp đẩy mạnh phát triển và bán các sản phẩm ra ngoài thị trường. Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, một số người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường bằng cách rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà…
Bằng những chuyến đi đó, họ tìm đến các làng nghề cẩn xà cừ, làng nghề chạm gỗ lớn ở miền Bắc để học nghề như: làng nghề La Xuyên – Nam Định, Chàng Sơn – Thạch Thất, Phú Xuyên – Thường Tín – Hà Nội, Đồng Kỵ – Bắc Ninh…
Cũng từ đây, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp phát triển thêm gia công chạm, khảm xà cừ tinh xảo.
Sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp ngày càng đa dạng, phong phú. (ảnh: internet)
Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Chính quyền, làng nghề mỹ nghệ Nhạn Tháp ngày càng phát triển, các sản phẩm làm ra ngày càng chất lượng hơn.
Thị trường tiêu thụ của Nhạn Tháp không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn thông qua các kênh phân phối là hệ thống bán hàng lưu niệm, các đại lý đồ mỹ nghệ và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đến thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông,..
Bên cạnh việc phát triển sản xuất, làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Bình Định.
Đến với làng nghề, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra những sản phẩm từ gỗ và những món quà lưu niệm mà hàng ngày chúng ta chỉ được thấy bày bán tại các cửa hàng.
Không khí sản xuất nơi đây luôn nhộn nhịp, cho thấy sức sống và tình yêu nghề của các nghệ nhân.
Du khách khi đến thăm xưởng sản xuất sẽ được người dân tiếp đón nhiệt tình bằng các câu chuyện xa xưa và hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn sản xuất để tạo ra một sản phẩm.
Việc kết hợp du lịch với phát triển làng nghề vừa là cơ hội quảng bá sản phẩm, vừa để phát triển các loại hình dịch vụ ở địa phương, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, hiện nay, nhìn tổng quan “bức tranh” du lịch ở Nhạn Tháp còn thiếu hấp dẫn, dịch vụ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và giao thông chưa đáp ứng nhu cầu.
Do đó, rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng để làng mỹ nghệ Nhạn Tháp ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu cho người dân.
Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề nơi đây với trên 50 sản phẩm gỗ mỹ nghệ các loại: từ gạt tàn thuốc, ống đựng tăm…, đến lọ hoa trang trí, đồ thờ cúng, tượng phật, tranh treo tường…
Đến với làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp (tỉnh Bình Định), du khách được tìm hiểu về nghề tiện gỗ truyền thống cùng những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, khám phá một vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa với con người bình dị, chất phác nhưng có đôi tay vô cùng nghệ thuật, tài hoa.
Nếu bạn cũng yêu thích tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc thì hãy một lần đến mảnh đất Bình Định để trải nghiệm không khí ở Nhạn Tháp và nhiều làng nghề truyền thống khác nhé.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những thông tin mới trong cuộc sống hàng ngày cũng như học hỏi kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp!
Sản phẩm gỗ của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp nổi tiếng đẹp mắt và tinh xảo. Để có được thành công này, phải kể đến khâu chuẩn bị nguyên liệu.
Gỗ để sản xuất đồ mỹ nghệ ở đây phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền và bóng đẹp.
Tuy nhiên, ngày nay nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, để đảm bảo được chất lượng của đồ mỹ nghệ thì phải chấp nhận mua nguyên liệu với giá tương đối cao.
Sản phẩm mỹ nghệ Nhạn Tháp không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định.
Thể hiện qua hình dáng sản phẩm và các họa tiết được chạm khắc trên đó. Sản phẩm chủ lực là lục bình các kiểu, đủ kích cỡ, được khảm ốc trai, khảm ốc xà cừ (lục bình nhỏ) hoặc đục, chạm, lộng bông hoa, muông thú (lục bình lớn).
Đến nay, làng nghề có 6 cơ sở chuyên khảm xà cừ và trên 100 cơ sở tiện gỗ vệ tinh.
Nhìn chung, làng nghề còn lại tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp có nhiều cơ sở sản xuất khá hiện đại, đã sử dụng đặt động cơ điện cho các khuôn tiện gỗ đạp chân, cưa xẻ gỗ sơ chế, chạm khảm gỗ sơ chế bằng máy thay cho cưa tay, đục tay nên chất lượng sản phẩm đều đẹp hơn, năng suất tăng cao, giá thành sản phẩm thấp hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Trong suốt nhiều năm nay, ngôi làng Nhạn Tháp vẫn luôn nổi tiếng với các sản phẩm gỗ tiện, đục chạm, khảm xà cừ. Từ những khâu chọn nguyên liệu cho tới chàm nhám hoàn thiện và phun bóng đều được người nghệ nhân làm rất chuyên tâm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Các sản phẩm của làng nghề truyền thống Nhạn Tháp rất phong phú và đa dạng. Để phù hợp với xu hướng đồ gỗ của người tiêu dùng; các sản phẩm của làng nghề truyền thống Nhạn Tháp luôn được cập nhật nhiều mẫu mã đa dạng. Sự thức thời, cầu thị và nhạy bén này đã giúp cho làng nghề ngày càng được biết tới nhiều hơn.
Trước đây, các sản phẩm chủ lực của làng nghề là: lục bình; chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn;… Các sản phẩm được làm từ gỗ quý hiếm nên có giá thành khá cao. Đặc biệt, các sản phẩm làm ra đều rất tinh xảo nên được ưa chuộng nhiều ở thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, những thay đổi về thời gian khiến lượng gỗ quý dần khan hiếm; cùng với đó là hướng khách hàng được thay đổi. Vì muốn hướng tới khách hàng trong nước; nên làng nghề đã bắt đầu chuyển sang sử dụng những loại gỗ phổ biến và có nguồn cung dồi dào như: mít, xoan, kéo; để sản xuất ra các loại đồ thờ cúng như: lư hương, lục bình, chân đèn, án thờ; hay tủ bàn, đèn thờ, gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà,…