Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)
Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)
Các quy định rác thải sinh hoạt hiện nay đang được triển khai nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc xử lý rác thải. Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Luật Bảo vệ Môi trường 2020, rác thải sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn thành 3 nhóm chính: rác tái chế, rác hữu cơ và rác thải còn lại.
Quy định này giúp việc thu gom, tái chế và xử lý rác thải trở nên hiệu quả hơn, giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các hộ gia đình và tổ chức có trách nhiệm thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, đóng phí vệ sinh môi trường theo khối lượng rác thải phát sinh.
Bên cạnh đó, đối với các hành vi vi phạm như đổ rác sai quy định, không phân loại rác tại nguồn, mức phạt có thể lên đến 15 triệu đồng theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Những quy định này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sống, mà còn giúp xây dựng ý thức trách nhiệm và tạo ra thói quen tốt trong việc xử lý rác thải cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
Chính vì vậy, việc nắm rõ và thực hiện đúng các quy định rác thải sinh hoạt là hành động thiết thực nhằm đảm bảo môi trường trong sạch, lành mạnh cho thế hệ hiện tại và tương lai.
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường rất nhiều vì có nhiều hộ gia đình chưa có ý thức phân loại, đặc biệt là ở các đô thị lớn nơi có nhiều hộ gia đình ở nên lượng rác thải ngày càng tăng và việc phân loại rác thải đúng cách là bước đầu tiên và quan trọng nhất, giúp cho xử lý trở nên hiệu quả hơn. Vậy rác thải sinh hoạt bao gồm những gì và phân loại nó như thế nào?
Rác hữu cơ không chỉ giảm lượng rác thải ra môi trường mà còn có thể tái sử dụng một cách hiệu quả. Quá trình compost hóa chất thải hữu cơ tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện đất và hỗ trợ cho việc trồng trọt. Đây là một phương pháp tuyệt vời để tái chế và bảo vệ môi trường, đồng thời cung cấp một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây cối.
Nhóm này gồm các vật liệu như: giấy, kim loại, thủy tinh và nhựa, có thể tái chế để sản xuất ra các sản phẩm mới. Không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải, tái chế còn góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm chi phí sản xuất.
Bao gồm các chất thải không thể tái chế như nhựa khó phân hủy, vật liệu xây dựng và các loại bao bì. Việc xử lý loại rác này cần được thực hiện cẩn thận để tránh ô nhiễm môi trường.
Chất thải này chứa các hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường, như pin, sơn và thuốc trừ sâu. Cần phải được thu gom và xử lý đặc biệt để đảm bảo an toàn.
Phân loại rác thải sinh hoạt không chỉ là một hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày mà còn là một bước tiến lớn hướng tới tương lai bền vững. Qua việc phân loại rác, chúng ta không chỉ giảm lượng chất thải đổ vào bãi rác mà còn tăng cường khả năng tái chế, từ đó giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm được nguồn tài nguyên quý giá.
Sự gia tăng không ngừng của dân số và tiêu dùng, lượng rác thải sinh hoạt cũng theo đó mà tăng lên, đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và bền vững. Trong đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình đóng vai trò quan trọng, góp phần giảm tải lượng rác cần phải xử lý tập trung. Sau đây là một số phương pháp xử lý rác thải đang được áp dụng và những tiến bộ công nghệ có thể mang lại lợi ích cho môi trường và tương lai của chúng ta.
Đây là một phương pháp truyền thống. Đang dần được thay thế do những hậu quả môi trường nghiêm trọng mà nó gây ra. Việc chôn lấp không chỉ chiếm dụng diện tích đất quý giá mà còn tạo ra khí metan, một loại khí nhà kính mạnh, từ quá trình phân hủy rác hữu cơ. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp mới để giảm thiểu tác động tiêu cực này.
Đốt rác bằng lò đốt hiện đại thì mặc dù đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao và thay thế việc đốt thủ công vì mang lại những ảnh hưởng xấu đến với môi trường và sức khỏe con người nhưng lại mang lại hai lợi ích đáng kể: giảm thiểu khối lượng rác thải và tạo ra năng lượng tái tạo. Các lò đốt hiện đại ngày càng được cải tiến để giảm thiểu ô nhiễm và tối ưu hóa việc thu hồi năng lượng.
Tái chế là một phương pháp không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc tái chế các vật liệu như nhựa, thủy tinh và kim loại giúp tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu khai thác mới. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, nơi mọi sản phẩm và vật liệu đều có giá trị tái sử dụng.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý rác thải là một lĩnh vực đầy hứa hẹn, với việc sử dụng vi khuẩn và vi sinh vật để phân hủy rác thải một cách tự nhiên. Phương pháp này không chỉ giảm thiểu khối lượng rác thải mà còn tạo ra sản phẩm phụ có ích như phân bón hữu cơ, hỗ trợ cho nông nghiệp bền vững.
Xử lý rác thải sinh hoạt trong gia đình không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nền tảng cho một môi trường sống xanh, sạch, đẹp bằng cách phân loại rác ngay tại nguồn, chúng ta không những giảm thiểu gánh nặng cho các bãi rác và cơ sở xử lý mà còn tăng cường hiệu quả tái chế. Đây là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, góp phần bảo vệ hành tinh của chúng ta và truyền cảm hứng cho cộng đồng hướng tới lối sống bền vững.
Rác thải sinh hoạt tiếng anh là Domestic Waste.
Nước thải sinh hoạt tiếng anh là Domestic Wastewater - có nguồn gốc từ các hoạt động của cong người trong các hộ gia đình như tắm giặt, nấu nướng, rửa bát, xử lý rác, nhà vệ sinh v.v... Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm, tuy nhiên một lượng nhỏ đó cũng có thể ảnh hưởng đến mồi trường và sức khỏe của con người.Thành phần của nước thải sinh hoạt sẽ không ổn định mà nó sẽ thay đổi theo giờ, theo ngày, theo mùa, phụ thuộc vào mức độ sử dụng, thói quen, chế độ ăn, lối sống của hộ gia đình. Nhưng lý do chính đó chính là sự thay đổi trong sử dụng nước của các hộ gia đình. Các thành phần nước thải sinh hoạt như là:
Vi sinh vật: Vi khuẩn gây bệnh, virus
Các chất hữu cơ, phân hủy: Gây thiếu oxy trong ao hồ
Chất hữu cơ khác: Chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mờ, hóa chất, dung môi,...
Chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt phi, amoni
(QCVN) Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sinh hoạt:
Bảng (QCVN) Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Để xử lý nước thải sinh hoạt sinh, các bạn có thể tham khảo bài viết: Xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.
Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)