Huế Có Phải Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Không

Huế Có Phải Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Không

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với số phiếu rất cao - Ảnh: GIA HÂN

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với số phiếu rất cao - Ảnh: GIA HÂN

Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế

Nghị quyết của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này.

Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

Trường hợp HĐND quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời. UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.

Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11.

Theo nghị quyết này, thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên hơn 4.900km2 và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghị quyết nêu, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo ra ảnh hưởng, sức bật mới cho địa phương này phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa.

Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Thừa Thiên Huế luôn giữ vai trò, vị thế quan trọng, giúp kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam; có bề dày lịch sử, văn hóa, được hình thành và phát triển qua dòng chảy gần 720 năm của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế; chứa đựng tinh hoa, giá trị biểu trưng trí tuệ, văn minh của dân tộc.

Huế từng là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1801) và là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945).

Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh (Ảnh: Hoàng Quý).

Đề án xác định, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, một trong những đô thị quan trọng của Việt Nam. Các di sản văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc đặc trưng của Huế mang tầm vóc lớn, đại diện cho một giai đoạn phát triển của dân tộc, có tính đặc trưng riêng so với các địa phương khác của cả nước cũng như các quốc gia khác.

Đề án nêu rõ, đây là địa phương duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, thuộc 3 loại hình khác nhau, gồm di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từng viết: "Huế là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, từ vùng đất biên viễn nổi danh là xứ "Ô Châu ác địa" biến thành trung tâm đô thị văn minh mới của người Việt trên con đường mở đất về phương Nam thế kỷ XVII-XVIII".

"Sức hấp dẫn lớn nhất của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử, thành phố vẫn bảo tồn được chân dung của một kinh đô, "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị" với hàng trăm công trình tinh vi, tuyệt mỹ, phong phú, đa dạng. Đó chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của Huế, nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước", Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) mô tả trong một cuộc hội thảo.

Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản Huế đã đến mức bền vững (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá, đô thị Huế là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

Nhờ vậy, theo vị này, Huế còn được biết đến với các danh hiệu: một điểm đến 8 di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa ASEAN, thành phố bền vững môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN và thành phố Xanh quốc gia.

"Trong không gian đô thị dành cho di sản, văn hóa, quần thể di tích đã được UNESCO công nhận, mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên với thời gian. Những công trình kiến trúc lịch sử ngày càng được làm đẹp hơn, giúp cho bức tranh văn hóa, di sản đất cố đô thêm hoàn hảo", ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề Huế cần phải giải quyết, trong đó thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Ngọc Hiếu).

"Trong định hướng bảo tồn, phát triển và sự cân bằng giữa hai khái niệm đó, Thừa Thiên Huế đã và đang thay đổi. Những gì thuộc về di sản, chúng tôi giữ gìn, tôn tạo để phát triển một không gian đô thị xanh, sinh thái độc đáo bên cạnh dòng sông Hương.

Không gian đô thị đó được xem là giá trị đặc biệt hiếm có của thế giới. Rất nhiều người khẳng định, người Huế quá may mắn được sống và hít thở trong bầu không khí đậm màu sinh thái văn hóa, niềm ước ao của tất cả các quốc gia phát triển trên phạm vi toàn cầu", ông Phương cho hay.

Huế đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: Đình Hoàng).

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương được định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc. Huế sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa.

"Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại", ông Phương nói.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quá trình phát triển, địa phương luôn chú trọng quy hoạch phát triển đô thị, định hình, xác định rõ các không gian phát triển, khu vực dồn nén đô thị, bảo vệ cảnh quan, di sản, cũng như vùng tập trung phát triển các khu chức năng.

Theo ông Phương, Huế đã quy hoạch, xây dựng được các không gian đô thị, không làm ảnh hưởng đến khu vực có di tích. Việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Dự án đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (Ảnh: Vi Thảo).

Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, Huế huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại. Các dự án trọng điểm, như tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài,... được tập trung đẩy nhanh tiến độ, tạo sự lan tỏa, kết nối, mở ra không gian, động lực phát triển mới.

Đặc biệt, theo ông Phương, Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thành đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…; tiếp tục triển khai các dự án trùng tu, bảo tồn di tích cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng.

"Tỉnh tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp phù hợp với lợi thế của địa phương; xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng", ông nói.

Huế nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây với hệ thống giao thông khá đồng bộ (Ảnh: Vi Thảo).

Theo Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương của Chính phủ, Thừa Thiên Huế được xác định là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, nằm giữa Hà Nội và TPHCM, hai trung tâm kinh tế phát triển nhất đất nước. Cùng với Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,…

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước.

Theo đó, thành phố Huế trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên là 4.947,11 km², quy mô dân số là 1.236.393 người; có 9 ĐVHC cấp huyện, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 133 ĐVHC cấp xã, gồm: 78 xã, 48 phường và 7 thị trấn (giảm 17 xã và tăng 9 phường).

Cụ thể, đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế gồm: Quận Phú Xuân có 127,05 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 202.585 người; có 13 phường, gồm: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Kim Long, Hương Sơ, Hương Long, Phú Hậu, Hương An, Hương Vinh, Long Hồ.

Quận Thuận Hóa có 139,41 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 298.063 người; có 19 phường, gồm: An Cựu, An Tây, Vỹ Dạ, Phước Vĩnh, Trường An, Phú Nhuận, Thủy Biểu, Phủ Hội, An Đông. Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Thủy Xuân, Xuân Phủ, Thúy Vân, Phú Thượng, Hương Phong, Thủy Bằng, Thuận An, Dương Nỗ.

Thị xã Hương Trà có 392,57 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 70.242 người; có 9 ĐVHC cấp xã, gồm 5 phường và 4 xã.

Thị xã Hương Thủy có 427,48 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 103.975 người; có 10 ĐVHC cấp xã, gồm 5 phường và 5 xã.

Thị xã Phong Điền có 945,66 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 105.597 người; có 12 ĐVHC cấp xã, gồm 6 phường và 6 xã.

Huyện Phú Lộc (sáp nhập huyện Phú Lộc và Nam Đông) có 1.368,23 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 180.607 người, có 27 ĐVHC cấp xã, gồm 23 xã và 4 thị trấn.

Huyện Phú Vang có 235,31 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 130.743 người, có 14 ĐVHC cấp xã, gồm 13 xã và 1 thị trấn.

Huyện Quảng Điền có 162,89 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 94.340 người; có 11 ĐVHC cấp xã, gồm 10 xã và 1 thị trấn.

Huyện A Lưới có 1.148,50 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 50.241 người; có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 1 thị trấn.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đề án "Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp huyện, cấp xã, trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế" được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của các chuyên gia, các bộ, ban, ngành Trung ương

Đề án đã làm rõ những căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đề ra các phương án cụ thể sắp xếp, thành lập ĐVHC các cấp; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch tổng thể ĐVHC, các định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt; giúp thành phố Huế trực thuộc Trung ương thiết lập bộ máy quản lý hành chính phù hợp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là đề án có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; tạo động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng "tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường" trong thời kỳ mới, xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Việc HĐND tỉnh tán thành thông qua chủ trương "Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn" là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện đề án để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo tài liệu này, Thành phố Huế (sau khi trực thuộc Trung ương) có diện tích tự nhiên: 4.947,10 km2, quy mô dân số là 1.380.000 người; có 09 đơn vị hành chính, gồm: 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện; có 131 ĐVHC cấp xã (73 xã, 51 phường và 07 thị trấn (giảm 22 xã và tăng 12 phường). Thành phố Huế sẽ có 9 đơn vị hành chính trực thuộc:

1- Quận Phú Xuân (Quận phía bắc sông Hương), có 127,00 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 229.649 người với 13 phường.

2- Quận Thuận Hóa (Quận phía nam sông Hương), có 139,41 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 313.800 người với 19 phường.

3- Thị xã Hương Trà có 392,57 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 79.843 người với 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 03 xã.

4- Thị xã Hương Thủy có 427,48 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 107.468 người với 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 01 xã.

5- Thị xã Phong Điền, có 945,66 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 121.554 người với 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường và 06 xã.

6- Huyện Phú Lộc có 1.368,23 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 213.803 người với 27 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 04 thị trấn (Lăng Cô, Phú Lộc, Lộc Sơn và Khe Tre).

7- Huyện Phú Vang, có 235,31 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 151.842 người với 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn.

8- Huyện Quảng Điền, có 162,89 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 108.094 người với 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.

9- Huyện A Lưới, có 1.148,49 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 54.436 người với 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.

Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với tên gọi mới là Thành phố Huế vẫn có 9 đơn vị hành chính (cấp huyện) trực thuộc. Thành phố Huế cũ sẽ được tách thành 2 quận là Phú Xuân và Thuận Hoá. Huyện Phong Điền trở thành Thị xã Phong Điền. Huyện Nam Đông sẽ được sáp nhập vào huyện Phú Lộc.

Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị Thừa Thiên Huế dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong mấy năm qua, cùng sự đóng góp tâm huyết, nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, hội đồng hương Huế và những người yêu Huế ở trong và ngoài nước.

Trong quá trình xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân về tên gọi của Thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai cũng như các đơn vị hành chính (cấp huyện), UBND tỉnh đã rất cầu thị và thực hiện một cách bài bản, chu đáo. Chắc chắn sẽ có những ý kiến khác nhau, tùy theo góc nhìn và quan điểm cá nhân nhưng về cơ bản những tên gọi đã được lựa chọn (Thành phố Huế, quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa) đều đạt được sự ủng hộ rất cao của người dân. Điều này cũng cho thấy đại đa số nhân dân Thừa Thiên Huế đều rất yêu quý và coi trọng các địa danh hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất.

Về tên gọi “Huế” của thành phố trực thuộc trung ương, tuyệt đại đa số các ý kiến đóng góp đều tán thành (chiếm 88,9%)[1], đây cũng là điều dễ hiểu. Bởi, Huế là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi đã từng được gọi là “phên dậu phương Nam” của Đại Việt thời quân chủ phong kiến trước thời Nguyễn. Địa danh Huế thường được dùng với hai ý nghĩa, một là mang nội hàm văn hóa, thường chỉ chung toàn bộ vùng văn hóa gắn liền với địa bàn châu Hóa xưa, bao gồm phần đất từ Quảng Trị đến phía bắc sông Thu Bồn của Quảng Nam; và hai là mang tính hành chính địa phương, thường để chỉ riêng địa bàn thủ phủ Kim Long- Phú Xuân thời các Chúa Nguyễn, hay kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn và Nguyễn, tương đương với thành phố Huế ngày nay. Địa danh Huế xuất hiện rất sớm, năm 1651, giáo sĩ A. De Rhodes (1591-1660) đã dùng từ Kẻ Huế để gọi thủ phủ Kim Long của chúa Nguyễn, một thủ phủ- đô thị được thành lập từ năm 1636, cũng là năm được xem là mốc thành lập đô thị Huế. Từ đó về sau, dần dần Kẻ Huế, rồi Huế được dùng để chỉ đô thị, một trung tâm về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa hàng đầu của Đàng Trong qua nhiều giai đoạn. Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ban dụ lập thị xã Huế; ngày 30/8/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ này; và ngày 12/12/1929, thị xã Huế được nâng cấp thành thành phố Huế.

Trong lịch sử, Huế là một trong ba trung tâm lớn đánh dấu sự phát triển đất nước và của các đô thị của Việt Nam: “Hà Nội, Huế, Sài Gòn/ Là cây một cội, là con một nhà” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Địa danh Huế rất nổi tiếng, có tính lan tỏa và phạm vi ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước; nhờ những giá trị văn hóa đặc sắc được kế thừa từ một vùng đất đã từng là thủ phủ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và kinh đô của các triều đại Tây Sơn, triều Nguyễn trong hơn 300 năm (1636-1945). Trong đời sống, từ “Huế” được sử dụng rất phổ biến: “Tiếng Huế”, “Nếp sống Huế”, “Ẩm thực Huế”, Áo dài Huế”, “Ca Huế”, “Nhà vườn Huế”, “Festival Huế”...đều đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Vì vậy, việc chọn danh từ “Huế” để đặt tên cho thành phố trực thuộc trung ương bao gồm toàn bộ phạm vi tỉnh hiện nay sẽ có giá trị lịch sử - văn hóa, tính lan tỏa cao và thuận lợi trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Tên gọi “Phú Xuân” của quận bắc sông Hương cũng được đa số ý kiến tán đồng (chiếm 71,9%)[2]. Phú Xuân vốn là tên một làng/xã, năm 1687, khi chúa Nguyễn Phúc Thái dời thủ phủ từ Kim Long về đây thì địa danh này bắt đầu trở nên nổi tiếng bởi gắn liền với thủ phủ của nhà chúa. Năm 1744, phủ Phú Xuân được chúa Nguyễn Phúc Khoát nâng cấp lên thành Đô thành phú Xuân, rồi thời Tây Sơn (1788-1801) và thời Nguyễn (1802-1945) trở thành kinh đô của nước ta. Chính vì vậy, Phú Xuân không chỉ là một địa danh thông thường mà hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Cũng như Phú Xuân, tên gọi “Thuận Hóa” của quận nam sông Hương cũng nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của khá đông đảo người tham gia ý kiến (chiếm 41,2%)[3]. Tên gọi Thuận Hóa chính thức có từ năm 1307, sau khi quốc vương Champa dâng đất hai châu Ô, Lý/Rí cho Đại Việt làm món quà sính lễ để kết hôn với công chúa Huyền Trân của nhà Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ:

“Đinh Mùi, (Hưng Long) năm thứ 15 (1307), (Nguyên Đại Đức năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hóa. Sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên hai châu đó”[4].

Cuối thế kỷ 14, nhà Trần lập lại trấn Thuận Hóa gồm 7 huyện: Trà Kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng và Thế Vinh với khoảng trên 40 làng, ấp, thôn, trại, sách[5].

Thời Hồ, đổi gọi trấn Thuận Hóa là lộ Thuận Hóa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại sự kiện, năm 1402 “Hán Thương đổi bổ An phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa”[6].

Năm 1407, thời Thuộc Minh, chính quyền đô hộ mới đổi lộ Thuận Hóa thành phủ Thuận Hóa, rồi sang thời Lê đổi thành Thừa tuyên Thuận Hóa, Xứ Thuận Hóa... Như vậy, danh xưng Thuận Hóa đã ra đời cách đây hơn 700 năm, là một tên gọi lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất, đồng thời là một phần ký ức của đô thị di sản Huế và cũng như các tên gọi Phú Xuân, Huế, rất cần được lưu giữ, tôn vinh.

Cần phải khẳng định rằng, việc lựa chọn các địa danh Huế, Phú Xuân, Thuận Hóa để đặt tên cho thành phố Huế (trực thuộc trung ương) và hai quận bắc, nam sông Hương đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên Huế. Và có thể nói là thuận lòng dân. Cũng có một số ý kiến đề xuất khác, chẳng hạn như đề xuất chọn các biểu tượng của vùng đất Huế như Hương Giang, Ngự Bình… để đặt tên hai quận mới, tuy nhiên các phương án này lại không nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều người. Có thể họ cho rằng, các biểu tượng này là những thực thể tự nhiên, vốn đã tồn tại bền vững, dẫu đặt hay không đặt tên chúng cho các địa danh mới của Huế thì các biểu tượng đó vẫn tồn tại lâu dài trong tâm thức cộng đồng. Còn các địa danh lịch sử như Thuận Hóa, Phú Xuân, nếu không được lưu giữ, bảo tồn thì sẽ rất dễ bị mai một, thậm chí là biến mất nhanh hoặc sẽ dần dần chìm vào quên lãng… Cũng không nên e ngại rằng việc lấy các tên gọi Thuận Hóa, Phú Xuân để đặt cho các quận mới sẽ làm giảm đi giá trị, tầm vóc của các địa danh này, vì trên thực tế đã có một số địa phương trong nước làm điều tương tự để tránh đánh mất các địa danh lịch sử, chẳng hạn quận Hà Đông của thành phố Hà Nội hiện nay vốn được đặt theo tên của phủ Hà Đông/tỉnh Hà Đông có quy mô rất lớn. Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 1930, thị xã Huế cũng từng được gọi là thị xã Thuận Hóa, Đảng bộ thành phố Huế khi đó được gọi là Thị ủy Thuận Hóa[7].

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế đã có sự chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng mọi mặt để sớm đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10/12/2019. Trên nền tảng của văn hóa, di sản và bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống, thành phố Huế trực thuộc trung ương sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Sau gần 720 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Thuận Hóa- Phú Xuân- Huế chắc chắn sẽ vươn cao và bay xa.

[1] Các tên gọi khác đạt được tỉ lệ ủng hộ như sau: Thành phố Thừa Thiên Huế 10,7%, phương án khác: 0,4%.

[2] Các tên gọi khác đối với quận bắc sông Hương dành được số phiếu ủng hộ với tỉ lệ như sau: Quận Thuận Hóa 11,5%, quận Hương Giang 14,8%, phương án khác 1,8%.

[3] Các tên gọi khác đối với quận nam sông Hương dành được số phiếu ủng hộ với tỉ lệ như sau: Quận Thừa Thiên chiếm 32,1%, Quận Ngự Bình 24,6%, phương án khác 2,2%.

[4] Đại Việt sử ký toàn thư (2004), Bản dịch của Viện Sử học, Bản in Nội các quan bản, 1697, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Tập 1, trang 568.

[5] Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế- phần Lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 49).

[6] Đại Việt sử ký toàn thư (2004), sđd, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tập 1, trang 733.

[7] Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế (2010), Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế (1930-2000), Nxb Thuận Hóa, Huế, trang 77)…