Giày Adidas Sản Xuất Tại Việt Nam

Giày Adidas Sản Xuất Tại Việt Nam

Mua một đôi giày được quảng cáo là chính hãng, nhà bán hàng nói là được vận chuyển từ Mỹ, Nhật, Hàn, Anh,… về Việt Nam. Tuy nhiên, khi bạn kiểm tra tem sản phẩm thì lại "ngã ngửa" vì hàng chữ “Made In China” ,“Made In Việt Nam” in trên nhãn. Vậy liệu các sản phẩm nhãn mác như vậy có "chuẩn Auth" như các shop vẫn nói!?

Mua một đôi giày được quảng cáo là chính hãng, nhà bán hàng nói là được vận chuyển từ Mỹ, Nhật, Hàn, Anh,… về Việt Nam. Tuy nhiên, khi bạn kiểm tra tem sản phẩm thì lại "ngã ngửa" vì hàng chữ “Made In China” ,“Made In Việt Nam” in trên nhãn. Vậy liệu các sản phẩm nhãn mác như vậy có "chuẩn Auth" như các shop vẫn nói!?

Lý do cốt lõi của các sản phẩm mang nhãn Châu Á cơ mà lại nhập từ Châu Âu ?

Như các bạn đã biết, Nike là một thương hiệu toàn cầu có nguồn gốc từ Mỹ,  trong khi Adidas và Puma lại được sinh ra từ Đức . Tuy nhiên, chúng ta lại rất hiếm khi gặp sản phẩm của các thương hiệu này sản xuất tại nước mẹ đẻ. Vì sao ư? Lý do cốt lõi là: Tiết kiệm chi phí sản xuất - Tăng lợi thế cạnh tranh thương mại.

Hiểu đơn giản thì ở những đất nước phát triển, chi phí nhân công, thuế và chi phí sản xuất rất cao. Để nâng cao năng lực cạnh tranh buộc các thương hiệu phải giảm chi phí sản xuất bằng cách chuyển các dây chuyển sản xuất, nhà máy của mình đến những nước có giá nhân công thấp, ưu đãi thuế quan tốt hơn như ở khu vực Trung Đông, Châu Á và Đông Nam Á....

Các quy định in ấn trên bao bì sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ buộc phải ghi chính xác nơi được sản xuất  cũng là lý do khiến chúng ta sẽ thấy các tem in dòng chữ Made in China, Made in Vietnam ....ở khắp các kệ hàng trên toàn thế giới.

VTV24 nói về sự chuyển dịch nhà máy của các thương hiệu về Việt Nam

Vì sao ngày càng nhiều giày Auth mang nhãn "Made in Vietnam" ?

Các bạn có thể chưa biết Việt Nam hiện nay là một trong những nước sản xuất giày lớn nhất thế giới. Với năng lực sản xuất giày chất lượng cao, đội ngũ lao động chuyên nghiệp và giá nhân công, nhà xưởng cạnh tranh, rất nhiều thương hiệu giày lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam làm "công xưởng chính" của mình.

Một ví dụ nổi bật trong các thương hiệu sản xuất nhiều nhất ở Việt Nam là Nike. Hiện nay, Nike sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày mỗi năm và 50% trong số đó được sản xuất tại Việt Nam, 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ Việt Nam. Điều này đã được chính Giám đốc điều hành Tập đoàn Nike - ông Andy Campion bật mí trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông cũng đánh giá cao nguồn nhân lực của Việt Nam, và đặc biệt đánh giá cao sức chống chịu kiên cường của nền kinh tế Việt Nam, sự chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả của Chính phủ Việt Nam.

Không chỉ có Nike, Adidas, Puma mà còn có rất nhiều hãng nối tiếng khác cũng đã đặt xưởng sản xuất tại Việt Nam như Apple, Samsung, Lacoste, Kenzo,….

Trên trang mô tả sản phẩm của một số thương hiệu ghi rất rõ nước sản xuất ra sản phẩm (nguồn: nike.com)

Vậy nên, giày chính hãng mà “Made in China” hay “Made in Vietnam”,… là điều hoàn toàn bình thường nhé các bạn. Việc chúng ta tin dùng và sử dụng các sản phẩm Made in Vietnam cũng phần nào khẳng định tay nghề, trình độ lao động của người Việt ta  không hề thua kém bất kỳ nước nào và góp phần ủng hộ gián tiếp nền kinh tế nước nhà đó. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những băn khoăn của các bạn và khi cần thì đừng ngần ngại qua Dee Store để mua những đôi giày chính hãng giá tốt nhất nhé!

Khoảng 300 triệu đôi giày Nike đang được sản xuất tại Việt Nam mỗi năm, chiếm 50% trong tổng số sản lượng giày của hãng.

Ông Andy Campion, Giám đốc điều hành Tập đoàn Nike cho biết, khoảng 300 triệu đôi giày Nike được sản xuất ở Việt Nam

Giám đốc điều hành Tập đoàn Nike, Andy Campion cho biết tại cuộc làm việc mới nhất với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm tới Việt Nam: "Khoảng 300 triệu đôi giày Nike đang được sản xuất tại Việt Nam mỗi năm".

Theo ông Andy Campion, hiện nay, Nike sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày mỗi năm và 50% trong số đó được sản xuất tại Việt Nam, 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ Việt Nam .

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động sản xuất kinh doanh của Nike đã đóng góp nhiều cho xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và việc làm của Việt Nam thời gian qua.

Mạng lưới nguồn cung ứng toàn cầu của Nike gồm 191 nhà máy giày dép tại 14 quốc gia, 344 nhà máy may mặc tại 33 quốc gia, trong đó nguồn cung ứng lớn nhất là tại Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 FTA với khoảng 60 nền kinh tế và đang tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Nike tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý theo hướng hiện đại, tư vấn chính sách, đào tạo nhân lực…, thúc đẩy phát triển xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn, góp phần cùng Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tập đoàn Nike (Hoa Kỳ) là một trong những tập đoàn chuyên sản xuất giày dép, quần áo thể thao hàng đầu thế giới. Mạng lưới nguồn cung ứng toàn cầu của Nike gồm 191 nhà máy giày dép tại 14 quốc gia, 344 nhà máy may mặc tại 33 quốc gia, trong đó nguồn cung ứng lớn nhất là tại Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2022, Nike có 152 nhà sản xuất, cung ứng của đặt nhà máy tại Việt Nam. Trong đó, có 116 nhà máy sản xuất thành phẩm và 36 nhà máy nguyên vật liệu. Cơ cấu tập trung vào ba sản phẩm chính: hàng may mặc, trang thiết bị, giày dép.

Các nhà máy này có tổng cộng 526.890 lao động, trong đó 77% là nữ. Trong số 152 nhà máy có 118 nhà máy nằm ở miền Nam, 22 nhà máy ở miền Bắc và 12 nhà máy ở miền Trung.

Các nhà cung ứng chủ lực cho Nike đều là những doanh nghiệp FDI tên tuổi trong ngành may mặc, da giày của Việt Nam. Doanh thu nhóm dẫn đầu từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng mỗi năm.

Năm tài chính gần nhất kết thúc vào ngày 31/5/2022, doanh thu của Nike đạt hơn 46,7 tỷ USD.

Nike cho biết các nhà máy đối tác tại Việt Nam sản xuất khoảng 44% tổng số giày dép và khoảng 26% tổng sản phẩm hàng may mặc của thương hiệu Nike.

Phần lớn nguyên liệu thô có sẵn và được mua bởi các nhà máy đối tác tại quốc gia nơi diễn ra quá trình sản xuất.

Trước năm 2010, Trung Quốc là nước sản xuất các sản phẩm giày Nike lớn nhất, nhưng hiện nay, hơn một nửa lượng giày của Nike lại được sản xuất tại Việt Nam.

Báo cáo tài chính của hãng giày Nike, Mỹ cho biết, năm 2021, có đến 51% số giày thể thao của hãng được sản xuất tại Việt Nam, trong khi tỷ lệ sản xuất tại Trung Quốc giảm xuống còn 21%, so với mức 35% vào năm 2006.

Trước năm 2010, Trung Quốc là nước sản xuất các sản phẩm giày Nike lớn nhất, nhưng hiện nay, hơn một nửa lượng giày của Nike được sản xuất tại Việt Nam. Tương tự, quốc gia sản xuất chính của Adidas không còn là Trung Quốc.

Indonesia cũng vượt qua Trung Quốc về tỷ lệ sản xuất giày Nike với con số là 35%.

Thực tế, Nike không phải là đại diện duy nhất dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngay cả đối thủ lớn nhất của họ là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất tại Việt Nam.

Việt Nam trở thành sự lựa chọn cho các ông lớn ngành đồ thể thao trong những năm qua, bởi chính sách ưu đãi thuế và lao động cạnh tranh, ngoài ra việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo thuận lợi thương mại cho các hãng giày, được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, nơi đóng đô của nhiều nhà máy giày dép đã khiến đứt gãy sản xuất của nhiều hãng giày lớn trong đó có Nike, Adiddas.

Tuy nhiên, các nhà máy đã đi vào sản xuất trở lại từ đầu tháng 10. Ngày 2/11/2021, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland,  ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike cho biết, Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng được CEO của hãng khẳng định trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành hồi tháng 9 năm nay. CEO của Nike khẳng định không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác. Doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Tập đoàn Nike  ủng hộ viêc thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam và cam kết sẽ giúp Việt Nam để vượt qua đại dịch, trở lại trạng thái bình thường mới.

Ban lãnh đạo hãng giày thể thao này cũng dự kiến đến tháng 6/2022, nguồn cung có thể bình thường trở lại khi nhà máy tại Việt Nam mở cửa.