Bảo Hiểm Xã Hội Làm Việc Đến Mấy Giờ

Bảo Hiểm Xã Hội Làm Việc Đến Mấy Giờ

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

Các cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội:

– Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: số 162 Tô Hiệu, Q.Hà Đông.

– Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình: 142A phố Đội Cấn, P.Đội Cấn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A – phố Kiều Mai, P.Phúc Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Cầu Giấy: Số 6 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa: Số 44 Trần Hữu Tước, P.Nam Đồng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hà Đông: 164 Lê Lợi, P.Hà Cầu.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hai Bà Trưng: số 6, ngõ 167 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàn Kiếm: 9D Hàm Long.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai: Trung tâm Hành chính quận Hoàng Mai, Số 3 Ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, P.Hoàng Liệt.

– Bảo hiểm xã hội Quận Long Biên: Lô HH 03, Khu đô thị mới Việt Hưng, P.Giang Biên.

– Bảo hiểm xã hội Quận Nam Từ Liêm: Số 12 đường Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Tây Hồ: Khu hiệp quản tại ngõ 713 Lạc Long Quân, P.Phú Thượng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Thanh Xuân: Nhà E14 Tập thể Thanh Xuân Bắc, ngõ 11 Phố Nguyễn Quý Đức, P.Thanh Xuân Bắc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ba Vì: Thị trấn Tây Đằng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ: 118 Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng: Khu xuất khẩu Song Phương, thị Trấn Phùng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh: Đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm: Số 2 Đường Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức: UBND huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức: Thị trấn Đại Nghĩa.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên: Thị trấn Phú Xuyên.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phúc Thọ: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Quốc Oai: Thị trấn Quốc Oai.

– Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn: Số 9 đường Đa Phúc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thất: Thị trấn Liên Quan.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai: Số 103 Thị trấn Kim Bài.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì: Ngõ 673 đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thường Tín: Đường Trần Phú, thị trấn Thường Tín.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa: Thị trấn Vân Đình.

Trên đây là địa chỉ của các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội. Tùy vào địa chỉ thường trú, tạm trú, nơi đóng Bảo hiểm xã hội mà người dân tìm kiếm các thông tin liên quan đến địa chỉ của Bảo hiểm xã hội tại địa phương mình.

Để không bỏ lỡ các quyền lợi được hưởng do bị mất việc làm hay nghỉ việc, người lao động cần liên hệ với doanh nghiệp để nhận lại 2 loại hồ sơ, giấy tờ sau.

1. Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động

Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi.

2. Sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng

Hiện nay, khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 1 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình.

Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.

Khi nghỉ việc, người lao động phải nhớ lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền BHXH một lần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi nhận sổ BHXH, mọi người cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 - 20 triệu đồng. Đặc biệt, ngay cả khi đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt.

Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mỗi người lao động không được trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 1 - 4 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình không chốt và trả lại sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội:

Hoạt động nghề nghiệp của cơ quan BHXH:

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. Trong đó, thực hiện các chức năng chuyên môn liên quan đến nhu cầu, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

+ Giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức hoạt động thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm.

+ Đồng thời thực hiện các hoạt động khác như thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Bảo hiểm xã hội chịu sự quản lý trực tiếp của các Bộ trong lĩnh vực quản lý. Bao gồm:

+ Từ phía nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Sự quản lý từ Bộ Y tế, Bộ Tài chính về các chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hầu hết, các cơ quan phụ trách những vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội đều làm việc trong khung giờ hành chính theo quy định của nhà nước. Các cá nhân làm việc đều được thực hiện theo chính sách, quyền lợi của nhân viên nhà nước. Thời gian trong giờ hành chính của các cơ quan, đơn vị này được quy định trong nội quy nơi làm việc.

Người dân có nhu cầu làm việc cần biết thông tin về địa chỉ, thời gian làm việc của các cơ quan để sắp xếp hiệu quả công việc. Vì thế, bạn có thể sắp xếp thời gian cá nhân của mình để đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội trong khung giờ này nhằm được phục vụ tốt nhất:

Được thực hiện trong tuần từ thứ 2 đến thức 6. Trong đó, một số cơ quan có làm việc thêm sáng thứ 7 với khung giờ cố định như trên. Để chắc chắn về thời gian làm việc của các cơ quan Bảo hiểm xã hội cụ thể, bạn có thể tìm kiếm theo các kênh thông tin chính thống.

Thông tin liên hệ, tổng đài Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Bạn có thể liên hệ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các kênh thông tin sau:

– Tổng đài, hotline BHXH: 1900 90 68